Sau bê bối về việc rò rỉ thông tin của khoảng 87 triệu người dùng, Facebook đã đưa ra những quy định mới để bảo vệ thông tin nhằm lấy lại lòng tin của người dùng.
Kể từ nay, từng thông tin chia sẻ với các ứng dụng bên thứ 3 bao gồm: check-in địa điểm, hình ảnh, videos, bài viết, sự kiện, nhóm… Facebook sẽ yêu cầu quyền cấp phép của người dùng. Đồng thời, các phần mềm bên thứ 3 sẽ không còn quyền truy cập vào các thông tin cá nhân của người dùng như: tôn giáo, tầm nhìn chính trị, quan hệ tình cảm, lịch luyện tập thể thao... Ngoài ra, nếu các ứng dụng của lập trình viên không dùng trong 3 tháng liên tục sẽ không thể xem thông tin cá nhân người dùng.
Một số thay đổi khác mà Facebook thực hiện để bảo vệ thông tin cá nhân người dùng:
- Người dùng Facebook sẽ không thể sử dụng email hoặc số điện thoại để tìm kiếm một người dùng khác.
- Chỉ có địa chỉ mà người dùng thường xuyên liên lạc mới bị thu thập lịch sử cuộc gọi và tin nhắn. Facebook cũng cung cấp tính năng tùy chọn để người dùng có thể tắt tính năng này đi nếu không muốn bị thu thập dữ liệu. Điều này có nghĩa là mọi dữ liệu cũ đều không được giữ lại và sẽ tự động bị xóa nếu tồn tại lâu hơn một năm.
- Hàm API của Instagram (mạng xã hội hình ảnh trực thuộc Facebook) được thay đổi.
- Từ 09/04/2018, Facebook cho phép người dùng biết được thông tin của họ có bị chia sẻ trái phép cho Cambridge Analytica hay không đồng thời thấy được toàn bộ các phần mềm bên thứ 3 sử dụng thông tin của mình bằng một đường link ở Bản tin (News Feed).
Xem thêm:
- Việt Nam lọt top 10 nước bị lộ thông tin Facebook nhiều nhất thế giới
- Sự thật là Cambridge Analytica đã thu thập dữ liệu hơn 87 triệu người dùng Facebook chứ không phải 50 triệu
- Facebook thừa nhận “scan” mọi tin nhắn của người dùng trên ứng dụng Messenger
- Đây là những gì Google và Facebook đang biết về bạn, hãy chuẩn bị tâm lý để không bị sốc
- 10 điều không nên chia sẻ trên Facebook