Google có một đơn vị tối mật với nhiệm vụ chống gian lận quảng cáo - nhiều nhân viên Google thậm chí không biết đến sự tồn tại của họ. Tuy nhiên, AdAge đã có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về đội ngũ 100 người này.
Google bị gọi là “gã khờ” khi mua YouTube
Gian lận quảng cáo là một vấn đề nghiêm trọng. Cục Quảng cáo Internet dự báo gian lận quảng cáo có thể khiến các thương hiệu lãng phí tới 10 tỉ đô la mỗi năm. Đối với Google - hiện đang có thị phần quảng cáo lớn nhất thế giới - quả là một thách thức không hề đơn giản. Google đòi hỏi rằng các quảng cáo được mua thông qua nền tảng của nó đang thực sự tiếp cận với độc giả là con người, chứ không phải là một đội quân botnet được tạo ra bởi các băng nhóm tội phạm khai thác trái phép thông tin cá nhân của người dùng. Các băng nhóm này đã chiếm đoạt một số tiền không nhỏ khỏi hệ sinh thái quảng cáo bằng cách tạo ra hàng triệu cú nhấp chuột giả vào các quảng cáo (ngoài các chiêu trò khác).
Vì về bản chất, gian lận quảng cáo là một loại tội phạm có tổ chức nên nhiều nhân viên làm việc tại văn phòng Google ở trung tâm London khi được hỏi đã yêu cầu chỉ được gọi bằng tên (first name) của họ. Một kỹ sư người Nga, Sasha, cho biết: "Bởi nó là một loại tội phạm có tổ chức nên tôi tin đây không phải là môi trường thân thiện với những người lên tiếng chống lại nó."
Đơn vị này nằm phía sau một "cánh cửa nặng nề với tay nắm hình tròn trông như một cái vòm," AdAge mô tả, càng làm tăng thêm vẻ bí ẩn xung quanh nó. Đội ngũ này hoạt động như "một trong những đơn vị bí mật quan trọng nhất và được bảo mật tốt nhất của cả mạng lưới," AdAge viết.
Người chỉ đạo đội ngũ chống bot này của Google được gọi với cái tên Douglas de Jager. Ông thành lập Spider.io rồi bán cho Google vào năm ngoái với một số tiền không được tiết lộ . Tất cả 7 nhân viên của Spider.io đều chuyển sang Google. AdAge cho biết chính sự kết hợp giữa Spider.io và tầm ảnh hưởng của Google đã đẩy nhanh quá trình chống gian lận một cách đáng kinh ngạc.
Nhưng cũng có vài hạn chế: Đơn vị chống gian lận này luôn phải chú ý tới đội ngũ bán hàng của Google để tránh xung đột về lợi ích. AdAge giải thích : Như bạn đã biết, đội ngũ phát triển quảng cáo sẽ “tê liệt” nếu như không ai sử dụng dịch vụ từ hệ thống của Google. Càng bán được nhiều quảng cáo, càng kiếm được nhiều tiền.
Các kỹ sư làm việc trong một nơi mà họ mô tả như một "hầm ngục tối", quét nhị phân phần mềm độc hại trong phiên làm việc kéo dài 2 giờ liên tục, đồng thời tìm kiếm các mô hình và lục soát manh mối từ những kẻ lừa đảo. Tuy nhiên, họ vẫn thường xuyên rời khỏi căn ngục tối chỉ để đi uống cà phê. Sau mỗi phiên làm việc, cả nhóm nghiên cứu "đổ xô" vào căn bếp nổi tiếng của Google, nơi mà mọi thứ đều miễn phí, để nạp năng lượng "và học cách quên", AdAge cho biết.
Cuối cùng thì nhóm nghiên cứu của Google đã nhận thấy rõ các manh mối cho những "tín hiệu" – một loại hành vi được vô tình tạo ra bởi kẻ gian khi chúng lập trình một botnet – có thể giúp các kỹ sư xác định được lưu lượng truy cập.
Để làm được điều này, Google có một”vũ khí bí mật” mang tên "Powerdrill".
Powerdrill là một hệ thống tính toán dị thường. Nó có khả năng xử lý 500 tỷ tế bào dữ liệu trong chưa đầy 5 giây; xuất những dữ liệu đó ra dưới dạng bảng xếp hạng và nhiều cách thức minh họa khác. Điều này minh chứng cho khả năng phát hiện những bất thường của lượng truy cập không phải con người.
AdAge đi sâu vào chi tiết - bao gồm cả một giai thoại hấp dẫn về một dịch vụ xác minh quảng cáo vô danh chịu trách nhiệm cho lưu lượng truy cập không phải con người trong mạng lưới Google - về những gì “biệt đội” của Google đang làm và cách thức chống lại những kẻ lừa đảo trong bài viết của mình.