Chuyện thật như đùa: Chơi Doom trên vi khuẩn đường ruột

Lauren Ramlan, một nhà nghiên cứu công nghệ sinh học MIT đã thành công trong việc chạy tựa game kinh điển Doom bằng cách sử dụng vi khuẩn đường ruột.

Chuyện như đùa mà lại có thực này được Ramlan thực hiện bằng cách biến biến những vi khuẩn thực sự thành pixel để hiển thị tựa game FPS này.

Cụ thể, Ramlan đã sử dụng vi khuẩn E. coli để tạo ra một màn hình 1-bit 32x48 bên trong thành tế bào. Màn hình này có thể không có gì đẹp đẽ, nhưng quan trọng là nó cho phép Ramlan chạy được Doom trên… vi khuẩn.

Các nhà nghiên cứu đã kết hợp vi khuẩn với protein huỳnh quang để chúng sáng lên giống như các pixel kỹ thuật số.

Có một vài lưu ý đó là vi khuẩn không thực sự đang chạy trò chơi mà chúng kết hợp để hoạt động như một màn hình cực nhỏ hiển thị cho game bắn súng.

Tốc độ khung hình, một thước đo quan trọng khi xem xét các game FPS, ở đây rất tệ. Để vi khuẩn chiếu sáng một khung hình của trò chơi mất tới 70 phút và để trở lại trạng thái ban đầu cần tới 8 tiếng. Điều này có nghĩa là cần khoảng chín giờ cho mỗi khung hình, và để chơi trò chơi từ đầu đến cuối sẽ mất khoảng 600 năm.

Đây là một ý tưởng khá thú vị dù không mang lại trải nghiệm chơi game mượt mà nhất. Đồng thời nó còn cho thấy rằng Doom có thể chạy trên mọi thứ từ trên que thử thai, tế bào thần kinh não chuột, bên trong các tựa game khác cho đến vi khuẩn đường ruột.

Thứ Năm, 01/02/2024 09:02
31 👨 528
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ