Ngày 1/2 vừa qua, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Columbia tại New York, Mỹ tuyên bố đã phát triển thành công viên pin mới có thể bẻ cong một cách thoải mái nhờ được thiết kế theo cấu trúc dễ uốn cong như xương sống người.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã thiết kế viên pin có cấu tạo gồm các thành phần mềm hơn sẽ bao bọc bên ngoài, bên trong là các thành phần cứng, bộ phận chịu trách nhiệm lưu trữ năng lượng của viên pin.
Viên pin có cấu trúc giống với xương sống của người, giúp nó có thể uốn cong một cách linh hoạt.
Theo kết quả nghiên cứu, viên pin mới này có thể chứa được nguồn năng lượng tương đương 85% so với viên pin thông thường. Và các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng để cải thiện con số này trong tương lai.
Viên pin này còn khiến nhiều người kinh ngạc bởi dù bị làm cho biến dạng như thế nào thì nó vẫn duy trì được nguồn điện áp ổn định và mật độ năng lượng ở mức cao.
Thành tựu này giúp chúng ta tiến gần hơn tới kỷ nguyên của smartphone màn hình gập, đồng thời giúp các thiết bị đeo thông minh cải tiến cả về chất lượng lẫn ngoại hình, giúp mang lại những ứng dụng mới như theo dõi thông tin cơ thể, hiển thị hình ảnh hay đo tốc độ chạy khi bạn tập thể dục,…
Xem thêm:
- Các nhà khoa học đang phát triển chiếc điện thoại không dùng pin đầu tiên trên thế giới
- Con chip AI siêu tiết kiệm điện, sử dụng được cho mọi thiết bị đã xuất hiện
- Nguyên nhân và cách phát hiện pin iPhone sắp phát nổ
- Tốc độ cảm biến vân tay dưới màn hình trên Vivo X20 Plus UD và Face ID của iPhone X, cái nào sẽ nhanh hơn?
- 6 xu hướng công nghệ ấn tượng dành riêng Android trong năm 2018 mà người yêu công nghệ quan tâm