Đã có bất cứ ai la mắng bạn rằng thức khuya là sai không? Điều đó có lẽ không sai chút nào, hoặc họ có thể chỉ muốn bạn thực hiện theo một khuôn mẫu nhất định nào đó.
Những nhà thiên tài luôn có một vài điểm chung. Họ thường đi ngược lại những khuôn mẫu được định sẵn. Tuy nhiên, một kế hoạch thường niên hay những cuộc họp được báo trước thường đi kèm với những thành công.
Nếu tôi nói rằng "đường mòn" của bản thân là do tự bạn tạo ra và mục đích chung đều là một cuộc sống thành công thì bạn nghĩ sao? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thức khuya thường là những người thông minh và sáng tạo hơn. Dưới đây là 4 minh chứng khoa học để giải thích cho phát hiện này.
1. Họ ít căng thẳng
Theo một báo cáo của BBC cho thấy, những người thức khuya dậy muộn thường ít căng thẳng và có tâm trạng tốt hơn. Điều này đã được nghiên cứu ở thực tế rằng những người dậy sớm thường phải sử dụng nhiều hooc môn corticosteroid (loại hợp chất hữu cơ tự nhiên được tổng hợp bởi các tuyến nội tiết trong cơ thể chống lại viêm, kích thích gan sản xuất đường trong máu và giúp kiểm soát lượng nước ở cơ thể) - khiến họ thường bị đau nhức cơ bắp, đau đầu và mắc các triệu chứng cảm lạnh.
2. Uống cà phê
Thường xuyên uống cà phê sẽ mang đến cho con người các lợi ích nhất định, những người nghiện cà phê thường hay tham gia các hoạt động thể chất đòi hỏi phải có thể lực tốt như chạy bộ, nâng tạ...- mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thực tế, năng lượng dư thừa bắt nguồn từ cafein có trong cà phê - chất gây ức chế thần kinh có tên adenosine. Bằng cách đó, cafein giúp chức năng của não bộ và cơ thể làm việc hiệu quả, tăng cường hoạt động của các tế bào thần kinh, giúp cải thiện tâm trạng, trí nhớ và chức năng nhận thức nói chung. Mặc dù những người dậy vào sáng sớm cũng uống cà phê, nhưng cà phê lại mang cho họ một bất lợi - đó là chứng mất ngủ. Một nghiên cứu chỉ ra: cà phê có thể gây mất ngủ, song "cú đêm" thường không bị ảnh hưởng bởi điều này.
3. Họ tận dụng khoảng thời gian vàng tốt hơn
Theo một nghiên cứu tại Úc, mọi người thường học tốt hơn vào buổi tối. "Học tập và làm việc vào khoảng thời gian này trong ngày không phải là điều bất thường. Các loài sinh vật cũng phải thích nghi với sự thay đổi liên tục giữa ngày và đêm trong 24 giờ để tránh những kẻ săn mồi, có thể sinh sản nhanh hơn" - các nhà khoa học đã giải thích. Vì vậy, thời gian buổi tối là lúc những người thức dậy vào sáng sớm trở về nhà để nghỉ ngơi thì những người thức khuya lại tận dụng khoảng thời gian vàng trong ngày để học tập và làm việc.
4. Họ tỉnh táo trong nhiều giờ hơn
Trong nghiên cứu, hoạt động não bộ được so sánh với loài chim sớm và loài cú đêm. Sau đó, có một loài đạt điểm số cao hơn. Điều đó giải thích cho việc não bộ lúc ban đêm thường có đồng hồ sinh học dài hơn và có thể tập trung lâu hơn.
Các nhà khoa học cho rằng, có một đồng hồ sinh học của con người được lập trình để hoạt động vào ban đêm. Những người thông minh giữ được tỉnh táo tốt hơn vào ban đêm. Khi đó, nhịp sinh học cơ thể cũng tự thích ứng với khung giờ làm việc này và cảm giác uể oải sẽ bị đẩy lùi. Vì vậy, người thức khuya thường cảm thấy tỉnh táo, sáng tạo hơn người đi ngủ sớm.