Một phương pháp tiếp cận được gọi là liệu pháp T-cell thụ động liên quan đến việc loại bỏ các tế bào miễn dịch ra khỏi cơ thể và gia cố "vũ khí" cho chúng để chống lại ung thư nhận được sự quan tâm của giới khoa học.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu Đức vừa công bố rằng họ đã phát triển một phương pháp mới, trang bị cho tế bào T miễn dịch với một phân tử trên bề mặt để hỗ trợ chống lại bệnh ung thư chết người.
Các nhà nghiên cứu từ Helmholtz Zentrum Munchen ở Đức cho hay rằng, việc trang bị một phân tử mới trên bề mặt tế bào T sẽ giúp chúng phản ứng mạnh mẽ hơn với các protein mà ung thư dùng để ngụy trang khỏi hệ miễn dịch cơ thể.
Để làm được điều này, họ đã dùng liệu pháp nuôi cấy tế bào T, tách ra từ cơ thể và lắp đặt trên bề mặt của chúng một phân tử mới giúp tế bào T xác định chính xác tế bào ung thư và tiêu diệt.
Tiến sĩ Elfriede Nößner, Giám đốc Nhóm nghiên cứu miễn dịch ở Helmholtz Zentrum München nói: "Vì ung thư xuất hiện từ trong các tế bào của cơ thể, nên rất khó để hệ miễn dịch phân biệt được tế bào tốt với những tế bào xấu. Vậy nên, cũng phải có phương pháp giúp phân biệt tình trạng khó khăn hiện nay với bệnh ung thư".
Ở đây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một bề mặt phân tử mới tạo thành từ hai nửa, một nửa ngoài trên Tế bào T sẽ xác định, tác động tới phân tử khối u ung thư PD-L1. Nửa bên trong nằm trong tế nào T sẽ kích hoạt, “đánh thức” chế độ ngủ trong tế bào T, khiến chúng bị kích thích và nhanh chóng tấn công vào tế bào khối u ung thư, và có thể khiến tế bào T mạnh hơn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các tế bào T được trang bị một phân tử bề mặt mới này có hiệu quả hơn trong việc phát triển phá huỷ tế bào khối u.
Elfriede Nößner cho biết: "Nếu thí nghiệm này thành công, nó sẽ mở ra một "kho vũ khí" mới cho tế bào T để chống lại tế bào ung thư qua các liệu pháp nuôi tế bào T từ bên ngoài. Điều này không chỉ làm cho nó hiệu quả hơn mà có thể được mở rộng điều trị trên cơ thể nhiều bệnh nhân, nhiều loại ung thư phức tạp hơn trong tương lai”.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Ung thư.