Trung Quốc và Nga đạt kỷ lục liên lạc lượng tử cách xa 3.800km, không thể hack

Một nhóm các nhà khoa học Nga và Trung Quốc đã hợp tác và thử nghiệm thành công khả năng truyền thông tin lượng tử qua vệ tinh giữa 2 thành phố của hai quốc gia này là Moscow và Urumqi với hứa hẹn không thể hack.

Cụ thể, các nhà khoa học đã gửi thành công 2 hình ảnh được mã hóa bằng khóa lượng tử ở khoảng cách 3.800 km từ một trạm mặt đất nằm gần Moscow đến một trạm khác ở Urumqi (Tân Cương, Trung Quốc) thông qua vệ tinh có tên Mozi.

Vệ tinh có tên Mozi

Vào năm 2021, các nhà khoa học từng thực hiện các thử nghiệm gửi thông tin lượng tử qua cáp quang dưới nước nhưng cách này làm mất đi nhiều photon và một phần thông tin được vận chuyển. Ngoài ra, khoảng cách lớn nhất khi truyền tải bằng đường bộ (thông qua cáp quang) chỉ là 1.000 km.

Vì việc mất dữ liệu không xảy ra trong không gian nên việc sử dụng vệ tinh để truyền tải đảm bảo quá trình bảo tồn thông tin, giúp mở rộng phạm vi liên lạc lượng tử lên hàng nghìn km.

Mozi, còn được gọi là "Micius", là vệ tinh do Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc quản lý. Vệ tinh này đã đi vào quỹ đạo từ năm 2016 và cho phép nghiên cứu 2 chiều và lưu lượng thông tin lượng tử giữa không gian và bề mặt.

Bắt đầu từ năm 2020, các nhà khoa học Trung Quốc và Nga bắt đầu hợp tác. Vào tháng 3.2023, thử nghiệm giao tiếp lượng tử hoàn chỉnh giữa hai trạm mặt đất đã hoàn thành. Cuộc thử nghiệm gần đây nhất sử dụng hình ảnh được mã hóa bằng khóa lượng tử và được thực hiện vào ngày 14.12.2023.

Truyền thông lượng tử sử dụng các nguyên lý của cơ học lượng tử để gửi thông tin theo cách mà nếu bị bên thứ ba chặn lại, trạng thái của các photon liên quan sẽ thay đổi, tiết lộ sự hiện diện của gián điệp và cho cả hai bên biết rằng thông tin liên lạc của họ có thể đã bị xâm phạm. Điều này giúp bảo mật và đảm bảo quyền riêng tư.

Thứ Hai, 08/01/2024 14:52
52 👨 340
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học