Trái Đất đang mất khối lượng dù nhận 43 tấn bụi từ hành tinh khác mỗi ngày

Mỗi ngày Trái Đất hút hàng chục tấn bụi từ vũ trụ nhưng hành tinh xanh của chúng ta đang ngày càng nhẹ đi. Tại sao vậy?

Không gian xung quanh bầu khí quyển của Trái Đất tồn tại một lớp bụi. Chúng được tạo ra từ những mảnh vụn từ đuôi sao chổi, tiểu hành tinh và ion hóa bay ra từ Mặt Trời. Lớp bụi đó sẽ bị hút vào Trái Đất bởi trọng lực khi hành tinh của chúng ta bay qua.

Trái Đất hút bụi trong không gian. Ảnh: New York Times.
Trái Đất hút bụi trong không gian. Ảnh: New York Times.

Sau khi bị hút, những hạt bụi đó sẽ bay vào khí quyển và cuối cùng nằm lại trên bề mặt Trái Đất. Những hạt bụi đó bám lên mọi thứ, từ nhà cửa, cây cối, đường xá… thậm chí là quần áo của bạn. Lượng bụi Trái Đất tiếp nhận từ hành tinh khác là khoảng 43 tấn mỗi ngày, trong số đó đôi khi có cả những khối thiên thạch lớn.

Tuy nhiên, so với khối lượng của Trái Đất (5.972,2x10^17 tấn) thì con số 43 tấn chẳng là gì.

Trái đất đang nhẹ đi

Mặc dù tiếp nhận bụi không gian mỗi ngày, nhưng khối lượng của Trái Đất thực sự đang giảm do rò rỉ khí quyển. Nhờ có trọng lực, lớp không khí xung quanh Trái Đất được giữ lại nhưng lực đó không đủ mạnh để giữ những loại khí nhẹ hơn như hydro, heli, chúng vẫn liên tục bị bay ra ngoài.

Sự thất thoát khí này khiến trọng lượng Trái Đất đang giảm hàng trăm tấn mỗi ngày. Con số này nhiều hơn đáng kể so với khối lượng bụi Trái Đất tiếp nhận, vì vậy khối lượng Trái Đất đang ngày càng nhẹ hơn.

Bao nhiêu năm nữa khối lượng Trái Đất sẽ bằng 0? Với tốc độ mất khối lượng của Trái Đất như hiện nay thì cần tới hàng triệu tỷ năm nữa thì hành tinh của chúng ta mới bốc hơi. Vì vậy, có thể nói việc hành tinh của chúng ta đang nhẹ đi không hề ảnh hưởng gì tới cuộc sống của con người cả.

Thứ Hai, 16/12/2019 16:59
3,77 👨 2.604
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ