Kính viễn vọng săn tìm ngoại hành tinh của NASA (TESS) đã phát hiện một ‘siêu Trái Đất’ lớn nhất từng thấy, cách chúng ta 200 năm ánh sáng được đặt tên là TOI-1075b.
TOI-1075b là một ngoại hành tinh "siêu Trái Đất" lớn nhất được tìm thấy cho đến nay, có khối lượng lớn gấp 9,95 lần khối lượng của Trái Đất. Điều này có nghĩa là nếu con người ở trên bề mặt hành tinh này, cân nặng của họ sẽ tăng lên gấp 3 lần so với trái đất.
Các nhà thiên văn học cho rằng, ngoại hành tinh này có khả năng là đá, giống như Sao Thủy, Trái Đất, Sao Hỏa và Sao Kim.
Dựa trên mức độ ánh sáng của ngôi sao bị mờ đi và dữ liệu của TESS có thể biết TOI-1075 có một ngoại hành tinh quay quanh, chu kỳ quỹ đạo khoảng 14,5 giờ và có bán kính gấp 1,72 lần bán kính Trái đất, trong chu kỳ quỹ đạo khoảng 14,5 giờ.
Các nhà thiên văn học dự đoán, TOI-1075b có mật độ 9,32 gram trên mỗi cm3 (gần gấp đôi mật độ của Trái đất - 5,51 gram trên mỗi cm3). Nhiệt độ cân bằng của TOI-1075b đủ nóng để làm tan chảy đá ở bề mặt kiến magma bốc hơi trên bề mặt tạo thành khí quyển hơi kim loại/silicat.
Các nhà thiên văn học sẽ dùng kính thiên văn không gian James Webb (JWST) để quan sát bầu khí quyển của ngoại hành tinh này, giúp xác định TOI-1075b có bầu khí quyển mỏng, bầu khí quyển silicat hay hoàn toàn không có bầu khí quyển. Từ đó sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về sự sự hình thành và tiến hóa của hành tinh.