Phát hiện siêu Trái Đất phù hợp với sự sống cách chúng ta 100 năm ánh sáng

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế mới đây đã đưa ra thông báo về việc phát hiện hai siêu Trái Đất mới thông qua Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh chuyển tiếp (TESS) của NASA và thiết bị Tìm kiếm hành tinh ở được quay quanh ngôi sao siêu lạnh (SPECULOOS) của Đại học Liège.

Hai siêu Trái đất mới này cách hành tinh của chúng ta 100 năm ánh sáng. Đặc biệt, một hành tinh trong số đó có thể phù hợp với sự sống.

Mô phỏng siêu Trái đất  - ngoại hành tinh LP 890-9c và sao chủ. Ảnh: ESO.
Mô phỏng siêu Trái đất - ngoại hành tinh LP 890-9c và sao chủ. Ảnh: ESO.

Siêu Trái Đất là nhóm ngoại hành tinh trong hệ Mặt Trời, có cấu tạo từ đá và khí gas. Chúng có thể đạt kích thước gấp 10 lần khối lượng Trái Đất, với bề mặt đất đá và khí quyển mỏng.

Cả hai hành tinh đều quay quanh một sao lùn đỏ hoạt động tương đối yếu có tên gọi LP 890-9.

Hành tinh đầu tiên có tên LP 890-9b hay TOI-4306b, có bán kính 8.368 km, lớn hơn 30% so với Trái Đất. Hành tinh này quay quanh sao chủ chỉ trong 2,7 ngày. Vệ tinh NASA đã chụp ảnh và xác nhận đây là ngoại hành tinh bằng SPECULOOS

Hành tinh thứ hai có tên gọi LP 890-9c, hay SPECULOOS-2c đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Hành tinh này nằm hơi xa sao chủ hơn hành tinh đầu tiên, có bán kính hơn 8.690 km, lớn hơn Trái Đất 40%. LP 890-9c mất gần 10 ngày để quay quanh sao chủ và nằm trong vùng ở được của ngôi sao.

Sao chủ LP 890-9 nhỏ hơn 6,5 lần Mặt trời nhưng lại mát hơn ½. Vì vậy dù LP 890-9c quay rất gần sao chủ nhưng lượng bức xạ mà hành tinh này nhận được vẫn thấp, cho phép nước lỏng tồn tại trên bề mặt nếu có khí quyển. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây có thể là hành tinh đá cho phép sự sống tồn tại.

Nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu kỹ hơn về khí quyển của hành tinh này trong thời gian tới nhằm xác định mức độ ở được.

Chủ Nhật, 11/09/2022 14:50
4,17 👨 6.230
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ