Chim hay hót vào sáng sớm, tại sao vậy?
Mỗi sáng sớm, ngay khi mặt trời ló dạng ở vùng thiên nhiên hoang dã hoặc ở miền quê nông thôn, các loài chim sẽ cất tiếng hót líu lo. Có vẻ như mỗi con đều cố gắng “trình diễn” một màn ca hát tuyệt vời nhất có thể. Vậy, tại sao chim không hay hót vào buổi trưa, buổi chiều hay buổi tối? Chúng thường hót vào buổi sáng sớm để làm gì vậy?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra 2 giả thuyết sau để giải đáp thắc mắc trên.
Giả thuyết đầu tiên, sáng sớm là thời điểm không khí thường mát và khô nhất trong ngày. Đây chính là thời điểm tiếng hót của chim bay xa nhất giúp thu hút chim cái cùng loài ở khoảng cách xa đồng thời cũng gửi tín hiệu cho con đực khác tránh xa con chim cái đó.
Giả thuyết thứ hai, chim đực thường hót vào sáng sớm là để thể hiện sức mạnh. Vào sáng sớm chim thường chưa ăn gì và cũng chưa vận động gì. Vì vậy, vào sáng sớm nếu con chim nào có thể hót to và khỏe nhất có thể gửi cảnh báo đến cho những con chim khác rằng đó là lãnh thổ của nó. Tiếng hót giống như dấu ấn riêng của mỗi con, cũng có những nét khác biệt ở mỗi âm thanh giọng nói ở mỗi người chúng ta vậy. Vì vậy, tiếng hót làm cho chúng trở thành duy nhất.
Vì vậy, với hầu hết các loài chim hót vào sáng sớm giống như một nghi thức không thể thiếu.
Sau khi tất cả đã hát xong, các chú chim sẽ tiến hành đi kiếm bữa ăn sáng. Và tất nhiên, chú chim nào chăm chỉ dậy sớm thì sẽ bắt được sâu đúng không?
Bạn nên đọc
-
Cận cảnh màn tranh bắt cá hiếm có giữa đại bàng, diệc và hạc
-
Những loài bướm đẹp nhất thế giới
-
TOP động vật đẹp nhất thế giới
-
Mèo chân đen châu Phi: Có vẻ ngoài ngây thơ nhưng là loài mèo ‘nguy hiểm nhất thế giới’
-
Thanh xà kỳ lân, loài rắn mọc sừng ở mũi độc nhất vô nhị Việt Nam
-
Những loài động vật trên cạn cao nhất thế giới
-
Cận cảnh quá trình đẻ con của loài rắn độc có răng nanh dài nhất thế giới
-
Lục chúa - Loài rắn tưởng kịch độc nhưng hoàn toàn vô hại
-
Cận cảnh màn đào thoát ngoạn mục của cự đà con khỏi đàn rắn dữ bủa vây bốn bề