Sao trên trời ở các thành phố sẽ 'biến mất' trong 20 năm nữa

Đèn diode phát quang (LED) công suất lớn và những dạng chiếu khác đang bị sử dụng bừa bãi cho các mục đích ngoài trời, đường phố, quảng cáo hay sân vận động gây ra hiện tượng ô nhiễm ánh sáng nghiêm trọng, che khuất tầm nhìn đến các vì sao.

Một phần ba con người trên Trái đất đã không còn nhìn thấy được Dải Ngân hà. Ảnh: Reuters.
Một phần ba con người trên Trái đất đã không còn nhìn thấy được Dải Ngân hà. Ảnh: Reuters.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà thiên văn học vào năm 2016, một phần ba tổng số con người trên Trái đất không thể nhìn rõ Dải Ngân hà. Từ đó cho đến nay, tình trạng ô nhiễm ánh sáng đã ngày càng nghiêm trọng hơn.

Theo tính toán của các chuyên gia, việc quan sát các chòm sao chính sẽ không thể thực hiện trong vòng 20 năm nữa nếu phương tiện chiếu sáng hiện đại giữ nguyên tốc độ phát triển như hiện nay.

Martin Rees, nhà thiên văn học hoàng gia Anh chia sẻ, nếu thế hệ sau không bao giờ nhìn thấy bầu trời đêm nữa sẽ là một thiếu sót lớn, giống như việc bạn sẽ vĩnh viễn không còn nhìn thấy một tổ chim trong đời mình.

Bầu trời đêm trở nên mờ mịt do ảnh hưởng từ các nguồn sáng nhân tạo công suất lớn. Ảnh: Reuters.
Bầu trời đêm trở nên mờ mịt do ảnh hưởng từ các nguồn sáng nhân tạo công suất lớn. Ảnh: Reuters.

Nhà vật lý Christopher Kyba, thuộc Trung tâm Khoa học Địa chất Đức đã thực hiện một nghiên cứu và cho thấy ô nhiễm ánh sáng khiến bầu trời đêm sáng hơn 10% mỗi năm. Chỉ sau khoảng một thế hệ nữa, mọi người có thể không nhìn được ngay cả ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Điều này có nghĩa là, những đứa trẻ sinh ra ở nơi có thể nhìn được 250 ngôi sao mỗi đêm, khi chúng 18 tuổi sẽ chỉ còn thấy 100 sao.

Ông Kyba cho rằng, trong thời hiện đại này việc nhìn thấy trời đêm đầy sao dần trở nên xa xỉ.

Ô nhiễm ánh sáng còn gây ảnh hưởng tới môi trường. Rùa biển và các loại chim di cư được dẫn đường bởi ánh trăng nhưng hiện bị mắt bởi ánh đèn điện và lạc đường. Côn trùng bị thu hút bởi ánh sáng sáng nhân tạo và khi tiếp xúc gần chúng lập tức chết.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đề xuất hạn chế tới mức tối đa nguồn ánh sáng ngoài trời, che chắn và hướng chúng xuống mặt đất. Ngoài ra, nên sử dụng các loại đèn màu đỏ, cam thay thế loại trắng, xanh đang phổ biến.

Thứ Ba, 30/05/2023 13:53
51 👨 321
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học