Theo nghiên cứu của các nhà khoa học 70% loài rắn trên thế giới là đẻ trứng và 30% loài còn lại sẽ đẻ con. Nhưng quái vật trăn Anaconda khổng lồ đẻ trứng hay đẻ con nhỉ, bạn có biết không?
- Rùng mình màn vật lộn với trăn Nam Mỹ khổng lồ dưới nước
- Rợn gáy với màn săn chuột lớn nhất thế giới của "quái thú" khổng lồ Anaconda
- Con rắn to nhất từng được ghi nhận "khủng" đến cỡ nào?
Dựa vào sự khác nhau lúc sinh nở, các chuyên gia chia họ nhà rắn làm 3 nhóm:
- Nhóm Oviparous: đẻ trứng, thường sống ở những khu vực có khí hậu nóng.
- NhómViviparous: đẻ con, thường sống ở những khu vực lạnh hơn do mặt đất không đủ ấm để ấp trứng nở.
- Nhóm Ovoviviparous: đẻ trứng thai, có nghĩa là phôi phát triển trong trứng nhưng khi lọt lòng mẹ thì thoát khỏi trứng. Môi trường sống của chúng giống như nhóm đẻ con.
Với loài trăn Anaconda khổng lồ có dài tới 9 m và nặng 250 kg, chúng đẻ con và mỗi lần trăn cái sinh nở, sẽ có khoảng 40 Anaconda con chào đời.
Trứng của loài vật này sẽ được thụ tinh ngay trong bụng mẹ rồi phát triển thành bào thai trong tử cung và được cung cấp dinh dưỡng thông qua nhau thai.
Khi Anaconda mẹ trở dạ, con của nó sẽ chui ra qua đường hậu môn. Các túi noãn (thường có màu cam) sẽ bị vỡ ra, và Anaconda con sẽ chính thức "chào cuộc đời".
Trong quá trình sinh sản vô cùng vất vả, trăn Anaconda mẹ đôi khi cũng ăn lớp vỏ bọc noãn của con hoặc cả con con đã chết để có thể thêm năng lượng.
Ngay sau khi chào đời, các con non sẽ bắt đầu đi kiếm bữa ăn đầu tiên trong đời của mình. Để sinh tồn trong thế giới tự nhiên hoang dã đầy rẫy nguy hiểm, chúng phải tự bươn trải. Nếu may mắn, chúng sẽ kiếm được sinh vật phù du và bắt đầu cuộc sống của mình, ngược lại những nếu không may phải đối mặt với đàn cá Piranha thì cuộc đời của chúng chỉ ngắn ngủi vậy thôi.