Những khám phá thú vị về các tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời

Tiểu hành tinh (Asteroid) là các thiên thiên thể đá, không có không khí, quay xung quanh Mặt Trời và có kích thước nhỏ hơn hành tinh nhưng lớn hơn thiên thạch và không phải là sao chổi.

Từ tiểu hành tinh (Asteroid), trong tiếng Hy Lạp nghĩa là "giống như sao" được đặt bởi nhà thiên văn học người Anh William Herschel.

Tiểu hành tinh

Sự hình thành tiểu hành tinh

Các tiểu hành tinh là tàn dư từ sự hình thành của hệ Mặt Trời cách đây khoảng 4,6 tỷ năm trước. Khi Mộc tinh được hình thành đã ngăn cản các vật thể hành tinh hình thành trong khoảng trống giữa sao Hỏa và sao Mộc, khiến những vật thể nhỏ ở đó va vào nhau và vỡ ra thành các tiểu hành tinh.

Phân loại và số lượng tiểu hành tinh

Theo ước tính của các nhà khoa học có khoảng 1,1 đến 1,9 triệu tiểu hành tinh có đường kính lớn hơn một kilomet nằm trong vành đai tiểu hành tinh ở giữa quỹ đạo của sao Mộc và sao Hỏa.

Vành đai tiểu hành tinhVành đai tiểu hành tinh. (Ảnh: wikimedia)

Các nhà khoa học phân loại tiểu hành tinh dựa vào thành phần cấu tạo của chúng:

  • Các tiểu hành tinh kiểu C - carbon, có màu xám, chiếm 75% số tiểu hành tinh đã biết và nằm trong vùng phía ngoài của vành đai chính.
  • Các tiểu hành tinh kiểu S - silic, có màu hơi lục đến hơi đỏ, chiếm 17% số tiểu hành tinh đã biết và chiếm số đông trong vùng phía trong của vành đai chính.
  • Các tiểu hành tinh kiểu M – kim loại, có màu hơi đỏ, nằm trong vùng giữa của vành đai chính.

Kích thước và khối lượng của tiểu hành tinh

Tiểu hành tinh Eros được chụp từ độ cao khoảng 200 kmTiểu hành tinh Eros được chụp từ độ cao khoảng 200 km. (Ảnh: NASA.)

Nếu tất cả các tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời gộp lại với nhau thành một khối hình cầu, nó vẫn có kích thước nhỏ hơn Mặt Trăng (đường kính khoảng 3.474km).

Theo ước tính, khối lượng của toàn bộ các tiểu hành tinh trong Vành đai chính chỉ khoảng 3.0-3.6×1021 kg, bằng khoảng 4% khối lượng Mặt Trăng của chúng ta.

1991 BA, là một trong những tiểu hành tinh nhỏ nhất, được phát hiện vào năm 1991, có bề ngang chỉ rộng 6m.

Tiểu hành tinh lớn nhất

Tiểu hành tinh Ceres
Tiểu hành tinh Ceres. (Ảnh: NASA.)

Giuseppe Piazzi, nhà thiên văn học người Italy đã phát hiện tiểu hành tinh Ceres lớn nhất trong hệ Mặt Trời vào năm 1801. Tiểu hành tinh khổng lồ này có quỹ đạo nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Ceres lớn đến mức, đường kính của nó lên tới 940km, khối lượng bằng 1/4 tổng khối lượng ước tính của tất cả các tiểu hành tinh trong vành đai tiểu hành tinh cộng lại. Hiện nay, Ceres được xem là một hành tinh lùn.

Tiểu hành tinh gần Trái Đất

Tiểu hành tinh gần Trái Đất là tiểu hành tinh nằm cách quỹ đạo của Trái Đất nhỏ hơn 44 triệu km

Tiểu hành tinh gần Trái Đất là tiểu hành tinh nằm cách quỹ đạo của Trái Đất nhỏ hơn 44 triệu km. Tính đến tháng 6/2017, các nhà khoa học phát hiện được tất cả 16.209 tiểu hành tinh gần Trái Đất, trong đó có 1.803 tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm.

Số tiểu hành tinh bay qua khí quyển Trái Đất

Mỗi năm thường có một tiểu hành tinh có kích thước bằng chiếc xe hơi va chạm với bầu khí quyển của Trái Đất

Mỗi năm thường có một tiểu hành tinh có kích thước bằng chiếc xe hơi va chạm với bầu khí quyển của Trái Đất. Khi đó sẽ biến thành quả cầu lửa khổng lồ và bị đốt cháy hoàn toàn trước khi chạm tới mặt đất.

Mặt trăng của tiểu hành tinh

Dựa trên các tính chất quỹ đạo riêng biệt, các tiểu hành tinh có thể tập hợp thành những nhóm tiểu hành tinh. Các Mặt Trăng của tiểu hành tinh là các tiểu hành tinh quay theo quỹ đạo lớn hơn các tiểu hành tinh.

Các nhà khoa học ước tính có khoảng 1/6 số lượng tiểu hành tinh có một Mặt Trăng đồng hành nhỏ. Thậm chí, một số tiểu hành tinh còn có hai Mặt Trăng.

Năm 1993, các nhà khoa học phát hiện hệ thống tiểu hành tinh - Mặt Trăng đầu tiên, đó là tiểu hành tinh Ida và Mặt Trăng Dactyl.

Thứ Ba, 11/07/2017 08:18
51 👨 846
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ