Viện nghiêu cứu hải dương vịnh Monterey (MBARI) ở California, Mỹ mới công bố những hình ảnh đầu tiên về loài cá mập ma dưới đáy đại dương. Theo các nhà khoa học, sinh vật bí ẩn này xuất hiện từ trước thời khủng long nhưng họ có rất ít thông tin về chúng.
Cá mập ma còn được gọi là chimaera, đây là một loài cá mù cực hiếm gặp có vây hình cánh có họ hàng với cá mập và cá đuối nhưng đã tách khỏi các chi này từ 300 triệu năm trước.
Khác với các loài cá mập mà chúng ta đã biết, cá mập ma không có hàm răng sắc nhọn mà chỉ có răng giả bị khoáng hóa nên thức ăn của chúng là nhuyễn thể, sâu bọ. Cá mập ma thường bò sát đáy biển và di chuyển bằng cách đập vây như vỗ cánh.
Phần đầu và mặt của chimaera chứa các tế bào giác quan cho phép chúng cảm nhận được chuyển động trong nước và định vị con mồi. Ngoài ra, cá mập ma đực có cơ quan sinh dục rất đặc biệt có thể co rút lại ở trên đầu.
Loài cá mập ma kỳ lạ này sinh sống ở độ sâu khoảng 380 - 2.6000m dưới đại dương nên dù đã được biết đến từ lâu cho tới nay con người vẫn chưa biết nhiều về chúng.
Đoạn video này được ghi lại bằng phương tiện vận hành từ xa (ROV) được MRARI đưa xuống đáy biển ở độ sâu 2.042m từ năm 2009.
Theo các chuyên gia về chimaera, con cá mập ma trong video thuộc loài chimaera xanh mũi nhọn (Hydrolagus trolli) thường xuất hiện gần New Zealand và Australia. Nhưng họ vẫn cần lấy mẫu ADN để xác định chắc chắn.
Nếu đúng như các chuyên gia dự đoán thì đây là lần đầu tiên một con cá chimaera xanh mũi nhọn được ghi hình trong môi trường tự nhiên ở Bắc bán cầu.