Đi vệ sinh là nhu cầu thiết yếu của con người. Ngày nay, chúng ta có những nhà vệ sinh văn minh, hiện đại để giải quyết nhu cầu đó, nhưng thời xưa, người ta thực hiện việc đó như thế nào?
- Vì sao bê tông La Mã từ 2.000 năm trước lại bền vững hơn cả bê tông hiện đại?
- Khám phá lịch sử và quy trình sản xuất đầy thú vị của giấy vệ sinh
- Tại sao nước Nhật hiện đại vẫn sử dụng bồn cầu ngồi xổm?
Cùng tìm hiểu về nhà vệ sinh của người La Mã cổ đại, những người tiên phong đưa công nghệ vệ sinh đến châu Âu từ hơn 2.000 năm trước xem họ giải quyết nỗi buồn như thế nào. Chắc chắn bạn sẽ cực sốc khi biết cách họ vệ sinh "chỗ ấy".
Nhằm giữa cho môi trường thành phố trong sạch, không ngập trong rác thải và mùi hôi thối, những người La Mã cổ đại đã nghĩ ra hệ thống nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm công cộng...
Hệ thống nhà vệ sinh công cộng của người La Mã cổ đại rất đơn giản, chỉ gồm các tảng đá hoặc gỗ được khoét lỗ nhỏ, nối dãy với nhau, không có nắp đậy.
Hệ thống ống dẫn nước, chất thải của nhà vệ sinh nối toàn thành phố và được bố trí ngay cưới bệ bồn cầu vệ sinh công cộng. Chất thải sẽ chảy ra những con sông gần đó.
Nhưng hệ thống này tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, nó chính là thủ phạm lây nhiễm giun sán cho con người. Ngoài ra, nồng độ khí metan thoát ra từ những hố xí khá cao khiến chúng dễ bắt lửa.
Thời kỳ đó, người La Mã cổ đại tin rằng, nước tiểu dù có mùi khó chịu nhưng lại là chất tẩy rửa cực tốt. Chính vì vậy, họ đã sử dụng chất thải này của con người để giặt quần áo.
Dụng cụ lau chùi sau khi giải quyết xong của người La Mã xưa.
Có nhà vệ sinh rồi nhưng người cổ đại làm gì để làm sạch "chỗ ấy" nhỉ.
Một hệ thống nước chảy được đặt ở phía trước bệ xí. Sau khi giải quyết xong, người xưa sẽ dùng một miếng bọt biển buộc trên đầu một cái que, nhúng nó vào rãnh nước để làm ẩm chúng và lau chùi. Sau khi xong xuôi, họ lại đặt nó lại vào vị trí để người kế tiếp... tái sử dụng.