Miễn dịch cộng đồng là gì? Vai trò của miễn dịch cộng đồng và vắc-xin?

Khái niệm miễn dịch cộng đồng?

Miễn dịch cộng đồng hay miễn dịch bầy đàn (herd immunity) là tình trạng trong đó có một tỷ lệ nhất định người dân có khả năng miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm nhằm phòng tránh các bệnh lây từ người sang người. Khả năng miễn dịch này có được thông qua việc người dân thực hiện tiêm chủng hoặc đã mắc bệnh này trước đó.

Hiểu một cách đơn giản, khi bạn tiêm vắc-xin, bạn đã bảo vệ bản thân và người xung quanh và đó được gọi là miễn dịch cộng đồng.

Miễn dịch cộng đồng

Vai trò của miễn dịch cộng đồng và của vắc-xin?

Vắc-xin được thiết kế với mục đích bảo vệ những người được tiêm tránh mắc phải các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác gây ra.

Con người đã thanh trừ hoàn toàn một loại virus gây ra bệnh đậu mùa nhờ tiêm vắc-xin ở diện rộng. Tuy nhiên, nếu không tiếp tục tiêm vắc-xin này bệnh đậu mùa có khả năng sẽ xuất hiện trở lại trong tương lai.

Khi càng nhiều người trong cộng đồng được tiêm vắc-xin thì càng ít người dễ nhiễm bệnh, kể cả trẻ sơ sinh, những người chưa được tiêm chủng và những người bị suy giảm miễn dịch.

Khi tỷ lệ người đã tiêm vắc-xin trong cộng đồng đủ cao, chuỗi nhiễm trùng sẽ bị phá vỡ và chặn đứng được khả lây lan các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.

Ngược lại, khi tỷ lệ tiêm chủng giảm, nhiều người dễ mắc bệnh hơn, dẫn đến gia tăng khả lây lan của bệnh và tạo ra các đợt bùng phát dịch.

Tiêm vắc-xin, bạn đã bảo vệ bản thân và người xung quanh

Ví dụ rõ ràng nhất về việc miễn dịch cộng đồng bị phá vỡ là virus sởi. Trước những năm 1960, hầu hết trẻ em đều sẽ bị mắc bệnh sởi.

Năm 1971, vắc-xin MMR, một loại vắc-xin phối hợp được sử dụng nhằm chống lại ba bệnh gồm bệnh sởi, quai bị và rubella ra đời. Sau khi tiêm vắc-xin này, tỷ lệ mắc ở cả ba bệnh trên đã giảm mạnh.

Khi tiêm đủ hai liều vắc-xin MMR phối hợp, hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm vi-rút sởi đạt từ 97% đến 99%.

Từ năm 2000 đến 2013, tỷ lệ mắc bệnh sởi trên toàn thế giới giảm 75% nhờ tiêm vắc-xin cho trẻ sơ sinh và trẻ em. Nhưng do việc tiêm vắc-xin vẫn chưa được thực hiện đầy đủ mỗi năm trên thế giới vẫn có khoảng 145.700 ca tử vong do virus sởi gây ra.

Tại Hoa Kỳ, bệnh sởi đã được loại bỏ hoàn toàn vào năm 2000 nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao, kết hợp với giám sát dịch bệnh tốt và kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt.

Nhưng một đợt bùng phát bệnh sởi với 178 người mắc bệnh ở 17 tiểu bang đã lại một lần nữa xảy ra ở Mỹ do tỷ lệ tiêm chủng giảm và khả năng miễn dịch của cộng đồng bị suy giảm.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, để tạo ra được miễn dịch cộng đồng đối với bệnh sởi thì tỷ lệ tiêm chủng phải đạt khoảng 95%, có nghĩa là tối thiểu 95% người dân trong cộng đồng tiêm vắc-xin. Đối với bệnh bại liệt, tỷ lệ này là khoảng 80% đến 85%.

Tỷ lệ tiêm chủng sởi ở Mỹ đã giảm xuống còn 92%, không còn đủ cao để đạt được miễn dịch cộng đồng do phong trào chống vắc-xin ngày càng tăng.

Tại Tây Phi việc tiêm chủng cho trẻ em ở Guinea, Liberia và Sierra Leone ước tính giảm 25% trong giai đoạn 2013-2014.

Theo ước tính của các chuyên gia y tế công cộng, có khoảng 1,1 triệu trẻ không được tiêm chủng 18 tháng qua. Điều này khiến số lượng người dễ mắc bệnh sởi tăng đáng kể. Theo ước tính, sẽ có khoảng hơn 200.000 ca mắc bệnh và có tới 16.000 ca tử vong, con số này gấp đôi so với trước khi tiêm chủng.

Thứ Bảy, 14/03/2020 11:11
52 👨 1.962
0 Bình luận
Sắp xếp theo