Mây thấu kính là gì?
Mây thấu kính là những đám mây cố định hình thành trên tầng đối lưu có hình đĩa hoặc hình UFO thường xuất hiện dọc theo các dãy núi cao và chỗ khuất gió bên sườn núi.
Mây thấu kính là hiện tượng tự nhiên cực hiếm, xuất hiện khi có luồng không khí nóng ẩm và ổn định di chuyển qua một ngọn núi cao.
Khi lên đỉnh núi, không khí nóng ẩm được làm lạnh và có thể đạt tới điểm sương khiến hơi nước ngưng đọng hình thành mây. Trong khi đó ngọn núi đóng vai trò như vật cản làm gián đoạn luồng không khí và tạo ra chuyển động xoáy. Điều này tạo điều kiện để mây dạng thấu kính hình thành.
Trong điều kiện không khí dịch chuyển liên tục và ổn định mây gần như đứng yên và xoáy tại chỗ.
Những đám mây dạng thấu kính có hình dáng kỳ lạ bông xốp, xếp tầng nên không ít lần chúng bị nhầm lẫn với đĩa bay. Những đám mây không di chuyển, đôi khi xếp nhiều tầng tạo nên cảnh quan tuyệt sắc của thiên nhiên.
Loại đám mây này được cho là một trong những các giải thích phổ biến cho sự xuất hiện của các UFO ở nhiều nơi trên thế giới.
Tại sao lại tránh bay gần những đám mây dạng thấu kính?
Những đám mây dạng thấu kính cũng có thể được hình thành khi hai khối khí đối nghịch va chạm, khiến cho phần nóng nhất bốc lên và không khí lạnh đảm nhận vai trò vật cản cơ học.
Do đặc tính của gió liên kết với những đám mây này rất mạnh và có hướng đi lên nên có thể gây mất ổn định nghiêm trọng cho chuyến bay. Vì vậy, các phi công thường cố gắng tránh bay ở những vùng gần các đám mây hình thấu kính.
Bạn nên đọc
-
Khoảnh khắc hiếm gặp, sao chổi xuất hiện cùng lúc với mây dạ quang
-
Vẻ đẹp ‘chết chóc’ của siêu bão Milton nhìn từ Trạm vũ trụ Quốc tế
-
Nguyên nhân hình thành bão, tại sao bão hay vào miền Trung nước ta?
-
Vòi rồng là gì? Giải mã những bí mật của vòi rồng
-
Sống cả đời chưa chắc chúng ta đã có may mắn chứng kiến những hiện tượng thời tiết cực hiếm này
-
Các cấp độ của động đất
-
Đám mây như vòi rồng đáng sợ xuất hiện trên bầu trời Nhật Bản
-
Hiện tượng kỳ lạ: Những đám mây trăm tấn rơi trên trời xuống đất, bay cách đầu người 1m
-
Cấp bão là gì? Bão có thể mạnh tới đâu?