Tại ở thủ đô Sana'a của Yemen, nơi có độ cao trên 2.500m so với mực nước biển, mới đây đã xảy ra một hiện tượng vô cùng kỳ lạ và thú vị. Một đám mây trắng xóa, nặng hàng trăm tấn đã rơi trực tiếp xuống đất trong sự kinh ngạc của nhiều người.
Đám mây lớn rơi hẳn xuống đất, trong khi đó vài đám mây nhỏ bay là là trên đầu người dân ở khoảng cách chỉ 1m.
Đây không phải là lần đầu tiên hiện tượng kỳ lạ mây trên trời rơi xuống đất xảy ra. Vào hồi tháng 3/2015, hiện tượng tương tự cũng xảy ra tại Ả rập Saudi.
Nhìn những đám mây đang bay trên trời, chắc chắn ai cũng nghĩ rằng chúng rất nhẹ. Nhưng theo Peggy LeMone, nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khí quyển nước Mỹ, trung bình 1 đám mây nhỏ có lượng nước nặng khoảng 500 tấn, tương đương với khoảng 100 con voi, mỗi con nặng từ 5-6 tấn.
Lượng nước có trong một cơn bão từ cấp 8 trở lên có khối lượng tương đương với 4 triệu con voi, nặng hơn tất cả những con voi trên hành tinh này. Thật đáng kinh ngạc!
Nặng như vậy nhưng tại sao mà những đám mây lại có thể lơ lửng và trôi nhẹ nhàng ở trên không trung được? Điều đã giữ chúng không rơi xuống đất?
Peggy LeMone giải thích rằng, các phân tử nước cấu tạo nên những đám mây có kích thước rất nhỏ và chúng trôi nổi trên những luồng khí ấm từ dưới dâng lên.