Tìm thấy bằng chứng về mặt trăng ‘địa ngục’ chứa đầy núi lửa đang quay quanh một ngoại hành tinh xa xôi

Ngoại hành tinh (exoplanet) là những hành tinh nằm ở ngoài Hệ Mặt Trời. Về cơ bản, các ngoại hành tinh thuộc về một hệ hành tinh nhưng đi theo quỹ đạo của một ngôi sao, hố đen, tàn tích hay một hành tinh khác thay vì đi theo quỹ đạo của Mặt Trời. Do đó, chung ẩn chứa vô số đặc điểm, đặc tính kỳ lạ được ví như những kho kiến thức quý giá của các nhà nghiên cứu thiên văn học.

Có vô số ngoại hành tinh ngoài vũ trụ, và tất nhiên rất nhiều trong số chúng cũng chứa đựng các mặt trăng của riêng mình, được gọi là ngoại vệ tinh. Nhưng vì các mặt trăng này rất nhỏ và mờ so với hành tinh và ngôi sao chủ, nên chưa từng có một phát hiện chuyên sâu nào được xác nhận về một ngoại vệ tinh. Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra bằng chứng về một ngoại vệ tinh đặc biệt, có thể là một địa ngục thực thụ so với điều kiện mà chúng ta thấy trên Trái đất.

Theo đánh giá ban đầu, mặt trăng này có thể nằm trên quỹ đạo quanh WASP-49 b, một hành tinh khí khổng lồ cách xa Trái đất hơn 600 năm ánh sáng, và quay quanh ngôi sao chủ gần đến mức một năm chỉ kéo dài 2,8 ngày. Bằng chứng về mặt trăng này xuất hiện dưới dạng một đám mây natri dường như di chuyển hơi khác so với hành tinh chủ. Đây là đặc điểm cho thấy một số điểm bất thường của nó.

Sự hiện diện của natri tương tự như những gì được thấy ở vệ tinh Io của Sao Mộc, với bề mặt bị bao phủ bởi hàng trăm ngọn núi lửa và là hành tinh có hoạt động núi lửa mạnh nhất trong hệ mặt trời. Những ngọn núi lửa này liên tục phun trào, thải ra hàng loạt vật chất bao gồm lưu huỳnh đioxit, natri, kali và các loại khí khác. Hỗn hợp vật chất này có thể bốc cao hàng trăm dặm, tạo thành những đám mây khổng lồ thậm chí còn lớn hơn cả Sao Mộc.

Khi các nhà nghiên cứu sử dụng Kính thiên văn rất lớn (Very Large Telescope) để quan sát hệ thống WASP-49, họ đã tìm thấy một đám mây lưu huỳnh trông tương tự. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học nghĩ rằng có thể có một mặt trăng núi lửa ở đó. Ngoài ra, đám mây này dường như đang “di chuyển theo hướng ngược lại với hướng mà vật lý cho chúng ta biết nếu đó là một phần của bầu khí quyển hành tinh".

Một bằng chứng khác về sự tồn tại của mặt trăng núi lửa này là mặc dù bản thân nó và ngôi sao chủ đều mang trên mình một lượng natri, nhưng không đủ để giải thích kích thước khổng lồ của đám mây lưu huỳnh.

Có thứ gì đó khác ngoài hành tinh và ngôi sao đang tạo ra đám mây này", nhà nghiên cứu Rosaly Lopes của Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA cho biết. "Việc phát hiện ra hành tinh này là điều khá phi thường mà qua đó, chúng ta biết rằng một hành tinh ngoài hệ mặt trời có núi lửa là hoàn toàn có thể xảy ra".

Tuy nhiên, bản chất kịch tính của mặt trăng này sẽ là sự hủy diệt của nó. Trong trường hợp của Io, nó được làm nóng bên trong do lực hấp dẫn khổng lồ của Sao Mộc, đây là lực duy trì năng lượng cho các núi lửa của hành tinh. Nhưng mặt trăng ngoài hệ mặt trời này đang thải ra rất nhiều vật chất và phải chịu sức ép hấp dẫn lớn đến mức các nhà nghiên cứu cho rằng cuối cùng nó sẽ tan rã vĩnh viễn.

Thứ Sáu, 01/11/2024 06:45
31 👨
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ