Lý do một tuần có 7 ngày

Dựa trên chuyển động của các hành tinh, Mặt trăng và các ngôi sao, người ta tính toán phân chia thời gian. Ví dụ 1 năm là khoảng thời gian để Trái đất hoàn thành 1 vòng quay quanh Mặt trời (365 và 1/4 ngày), còn một ngày là thời gian Trái đất quay 1 vòng quanh trục của chính nó. Vậy, tại sao một tuần có 7 ngày?

1 tuần có 7 ngày

Khi nghiên cứu chu kỳ mặt trăng, người Babylon cổ đại đã nhận ra rằng cứ khoảng 7 ngày Mặt trăng lại thay đổi pha. Từ đó, họ có ý tưởng về việc có 7 ngày trong một tuần.

Ngoài ra, còn số 7 còn được coi là con số thần bí liên quan tới 7 thiên thể trong hệ mặt trời gồm Mặt trăng, Trái đất và 5 hành tinh (sao Mộc, sao Hỏa, sao Kim, sao Thủy, sao Thổ - tượng trưng cho ngũ hành).

Quy ước 1 tuần 7 ngày dần phổ biến khắp Cận Đông và cũng được người Do Thái tiếp nhận bởi số 7 cũng rất linh thiêng với người họ. Với người Do Thái ngày thứ 7 là để nghỉ ngơi và thờ phụng.

Sau đó, các nền văn hóa khác ở các khu vực xung quanh, bao gồm cả đế chế Ba Tư và người Hy Lạp, cũng nhanh chóng áp dụng quy ước 1 tuần 7 ngày.

Cuối cùng vào năm 321 sau Công nguyên hoàng đế La Mã constantine đã chính thức hóa một tuần 7 ngày và biến Chủ nhật trở thành ngày nghỉ lễ. Các ngày trong tuần được đặt tên theo những vị thần La Mã như thứ 7 (Saturday đặt theo thần Saturn.

Tuy nhiên, theo thời gian những ngày còn lại hầu hết đã được đổi theo tên các vị thần Bắc Âu như thứ Năm (Thursday) đặt theo thần Sấm (Thor) hay thứ Sáu (Friday) đặt theo nữ thần Freya…

Theo thời gian, một tuần 7 ngày được chuẩn hóa và được công nhận trên toàn thế giới.

Thứ Tư, 11/01/2023 08:16
31 👨 512
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học