Vụ sáp nhập giữa hố đen và vật thể bí ẩn tạo ra lỗ đen mới nặng gấp 25 Mặt Trời

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vật lý Thiên văn ngày 23/6 cho biết, có một vụ va chạm đã xảy ra giữa một lỗ đen (có khối lượng lớn hơn Mặt Trời 23 lần) với một vật thể chưa xác định (chỉ có khối lượng lớn hơn Mặt Trời 2,6 lần), được đặt tên là GW190814. Sau vụ va chạm này, một lỗ đen mới đã hình thành và có khối lượng gấp 25 lần Mặt Trời.

Theo các nhà nghiên cứu, vật thể chưa xác định này có thể là một sao neutron hoặc một lỗ đen khác. Nếu nó là một lỗ đen thì đây sẽ là lỗ đen nhẹ nhất từng được ghi nhận, lỗ đen nhẹ nhất hiện nay có khối lượng gấp 5 lần Mặt Trời. Nếu nó là sao neutron thì đây sẽ là sao neutron lớn nhất. Trong trường hợp, vật thể lạ không phải là hai thứ trên thì có thể nó là một vật chất nhẹ và đặc hoàn toàn mới, lần đầu tiên được tìm thấy.

Ảnh mô tả 2 lỗ đen va chạm tạo ra sóng hấp dẫn. Ảnh: Viện Vật lý hấp dẫn Max Planck, Simulating eXtreme Spacetimes (SXS).
Ảnh mô tả 2 lỗ đen va chạm tạo ra sóng hấp dẫn. Ảnh: Viện Vật lý hấp dẫn Max Planck, Simulating eXtreme Spacetimes (SXS).

Theo Thankful Cromartie, nhà vật lý thiên văn Đại học Virginia, vật thể chưa xác định có thể là một lỗ đen siêu nhẹ.

Vụ va chạm GW190814 được phát hiện lần đầu ngày 14/8/2019, cách Trái Đất khoảng 800 triệu năm ánh sáng. Vụ sáp nhập đã tạo ra sóng hấp dẫn khiến các máy dò tìm thấy.

Điều đáng chú ý của vụ va chạm này là sự chênh lệch khối lượng giữa 2 vật thể có tỉ lệ lên đến 9:1. Trước đó, kỷ lục của vụ va chạm giữa 2 lỗ đen chỉ có tỉ lệ khối lượng là 4:1.

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định nguồn gốc của vật thể lạ này và họ sẽ quan sát thêm nhiều vụ va chạm khác để rút ra kết luận.

Dưới đây là video mô phỏng vụ va chạm giữa hố đen và vật thể chưa xác định của Space, mời các bạn theo dõi.

Thứ Bảy, 25/06/2022 11:09
51 👨 781
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ