Không chỉ phục vụ cho y học hiện nay trên cơ thể người mà công nghệ CT Scan cũng đang được các nhà khoa học khảo cổ Ai Cập áp dụng trên xác ướp và phát hiện ra những sự thật thú vị bất ngờ.
Việc áp dụng công nghệ phân tích CT Scan trên xác ướp là một thí nghiệm mới đến từ nhà nhân chủng học và nhà Ai Cập học Stephanie Zesch thuộc Bảo tàng Engelhorn Reiss ở Mannheim, nước Đức.
Xác ướp mà nhóm khoa học thực hiện áp dụng công nghệ CT Scan hiện đại là xác ướp của một đứa trẻ Ai Cập. Kết quả chụp ảnh từ công nghệ CT Scan cùng kỹ thuật phân tích khảo cổ cho thấy đứa bé này qua đời khi nó vừa khoảng 4-5 tuổi. Khi phân tích đồng vị Carbon khảo cổ, kết quả cho thấy, đứa trẻ này sống ở thời kỳ Ptolemaic giữa năm 378 - 235 trước Công nguyên.
Và dưới đây là loạt ảnh kèm chú thích mà công nghệ CT Scan ghi lại được:
- Hình A: mô hình tái tạo hộp sọ và răng của xác ướp đứa trẻ.
- Hình B: Lồng ngực của trẻ bị mốp, có thể do bị đấm từ trực diện bên ngoài vào.
- Hình C: Xuất hiện nhiều đường nứt Harris trên xương chân của xác ướp trẻ.
- Hình D: một lá gan lớn và trái tim nhỏ teo lại nhờ kỷ thuật ướp xác nội tạng tiến bộ hiệu quả.
Nhà Ai Cập học Stephanie Zesch và nhóm cộng sự cho rằng phương pháp phân tích xác ướp qua công nghệ chụp CT Scan hiện đại giờ đây nó phát huy thực sự hiệu quả không thua kém gì các phương pháp phân tích khảo cổ tiến bộ khác, góp phần rút ngắn thời gian, giải mã bí mật các xác ướp ở một đỉnh cao tiến bộ hơn.
Huỳnh Dũng (Theo Sciencenews)