Kinh ngạc với màn bắn "đạn" nước hạ gục con mồi cách xa 2m của cá cung thủ

Nhờ cấu tạo miệng đặc biệt, cá cung thủ có thể tạo ra áp suất lớn trong miệng để phun những tia nước mạnh vào các con côn trùng ở trên cây và hạ gục chúng ở khoảng cách xa 2m.

Cá cung thủ săn mồi

Cá cung thủ hay còn được gọi là cá măng rổ, tên khoa học là Toxotidae. Cá măng rổ có kích thước không lớn, chiều dài cơ thể trung bình khoảng 18cm. Loài cá này có đầu nhọn, miệng rộng, thân thon dài và dẹt. Cơ thể của chúng không cân đối với chiếc bụng khá bệ vệ và bộ xương hàm dưới nhô ra phía trước.

Cá cung thủ sống được ở cả môi trường nước mặn lẫn nước ngọt. Tại Việt Nam, cá cung thủ sống ở hạ lưu các con sông lớn đồng bằng Nam Bộ.

Cá cung thủ sống cả ở môi trường nước mặn và nước ngọt

Cá cung thủ có cấu tạo miệng rất đặc biệt. Những cơ bắp ở xương hàm dưới rất khỏe và hoạt động theo cơ chế giống như cơ bắp ở cánh tay con người khi muốn ném một vật ra xa. Chính cấu tạo này giúp chúng có thể tạo ra những áp lực lớn để bắn “viên đạn nước” về phía con mồi ở cách xa 2m.

Màn săn mồi đỉnh cao của cá cung thủ

Cá cung thủ có thể bắn “viên đạn nước” đi với vận tốc khoảng 3.01m/s. Đặc biệt, vận tốc này chuyển động tăng dần theo thời gian và khi chạm tới mục tiêu thì “viên đạn” đã đạt đến vận tốc 3,27m/s.

Vận tốc này đủ để hạ gục các loài côn trùng nhỏ bé, khiến một số loài chim choáng váng và gây cho da người cảm giác đau nhói như bị đâm kim.

Cùng xem cận cảnh quá trình săn mồi đặc biệt của loài cá cung thủ này.

Phương pháp săn mồi của cá cung thủ rất tinh vinh. Do ánh sáng bị bẻ cong khi đi từ ngoài không khí xuống nước nên hình ảnh con mồi mà cá cung thủ nhìn thấy từ dưới nước chỉ là ảnh ảo. Loài cá cung thủ biết được điều đó, chúng vẫn xác định chính xác được mục tiêu nhờ khả năng tính toán chính xác khoảng không gian chênh lệch giữa ảnh ảo và vị trí thực của con mồi.

Phương pháp săn mồi của cá cung thủ rất tinh vinh

Từ đó, chúng sẽ áng chừng lượng nước vừa phải dùng để bắn con mồi sao cho vẫn triệt hạ được mục tiêu mà tránh được độ sát thương cao.

Cá cung thủ còn tính toán được ảnh hưởng của trọng lực lên "viên đạn" nước

Ngoài ra, cá cung thủ còn tính toán được ảnh hưởng của trọng lực lên "viên đạn" nước mà chúng bắn lên để tìm được góc nghiêng phù hợp để "nổ súng". Điều này sẽ giúp cho "viên đạn" đạt sự chính xác cao hơn.

Xem thêm: Giống như người, cá cũng bị viêm khớp?

Thứ Hai, 04/12/2017 16:12
41 👨 755
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Video Khoa học