Không riêng gì đom đóm mà một loại sâu ăn thịt khác còn có khả năng thắp sáng cả một hang động trong đêm.
Theo đó, hiện tượng lạ này được xuất hiện tại hang động Waitomo ở New Zealand. Nhiều người đến đây vào ban đêm rất bất ngờ và thường nhầm tưởng “bức tranh ánh sáng” trong hang là do đom đóm tạo ra. Nhưng rất tiếc, đó không phải là sự thật. Ít ai ngờ rằng, đây là công trình ánh sáng đỉnh cao của một loại sâu ăn thịt có tên là Arachnocampa Luminosa.
Arachnocampa Luminosa là một loài sâu nhện, bên trong cơ thể loài sâu này có nhiều tế bào huỳnh quang phát sáng tựa như đom đóm. Không chỉ mang sứ mệnh loài sâu, Arachnocampa Luminosa còn có khả năng giăng tơ như các loài nhện để ăn các con mồi bị mắc bẫy.
Cơ chế bắt mồi rất rõ ràng, nó dùng cơ thể của nó phát sáng, đồng thời giăng tơ khắp không gian hang động từ trên xuống dưới, mọi ngóc ngách, khu vực địa hình trong hang...
Bản chất của côn trùng đêm là thích những nơi có ánh sáng, đặc biệt với vùng tối mịt như hang động thì việc nơi có ánh sáng lại thu hút rất nhiều loài này ghé thăm. Đồng nghĩa với việc chúng bị sa vào một cãi bẫy mà bọn sâu nhện Arachnocampa Luminosa đã âm thầm giăng sẵn trước đó.
Hang động Waitomo nằm ở New Zealand, được phát hiện vào năm 1987 bởi Fred Mace và Maori Tane Tinorau. (Nguồn ảnh: PBS.)
Với cơ chế bắt thông minh, loài sâu nhện Arachnocampa Luminosa còn tạo ra một khung cảnh ánh sáng bồng lai ảo ảnh, tựa như một chốn thần tiên nào đó hay cảnh đẹp của hàng ngàn ngôi sau rực sáng trên vũ trụ.
Tuy nhiên, đây không phải là loài sinh vật duy nhất có khả năng phát sáng, ngoài đom đóm, mực, bạch tuột thì một số sinh vật biển khác cũng có khả năng phát sáng tạo ra những cảnh quan ngoạn mục. Và hơn thế nữa, mới đây tại quần đảo Solomon, các nhà nghiên cứu Mỹ cũng đã phát hiện ra một giống đồi mồi lạ cũng có khả năng phát sáng ngoạn mục.
Huỳnh Dũng (Theo Sciencealert)