Con người kết hợp cùng robot để khám phá ra hang động dưới nước sâu nhất thế giới ở Cộng hòa Séc. Hang động này có tên gọi là Hranická Propast đạt đến độ sâu chóng mặt là 404m (1.325 ft), sâu hơn so với hang động sâu thứ 2 thế giới là Pozzo del Merro ở Ý khoảng 12m.
Thợ lặn người Ba Lan Krzysztof Starnawski đã bắt đầu lặn ở Hranicka Propast và xác định nó là hang động sâu nhất trên thế giới cách đây 20 năm. (Nguồn ảnh: Marcin Jamkowski / National Geographic).
Thợ lặn người Ba Lan - Krzysztof Starnawski lần đầu tiên khám phá ra hang động Hranická Propast vào năm 1999. Cấu trúc địa hình đá vôi mà ông tìm thấy làm ông tin rằng hang động này còn có thể sâu hơn nhiều so với vị trí mà ông có thể lặn đến. Vì vậy, thợ lặn Starnawsk đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Séc - Ba Lan khám phá hang động này, được hỗ trợ một phần bởi National Geographic. Nhóm thám hiểm này đã lặn rất nhiều lần xuống hang động Hranická Propast trong hai năm qua để thu thập thêm nhiều dữ liệu hơn. Mới gần đây, vực thẳm đá vôi này đã đo đạc được nhờ sự hỗ trợ của một thiết bị dưới nước điều khiển từ xa (remotely operated underwater vehicle – ROV) và xác định hang động Hranická Propast sâu nhất trên thế giới.
Trong một lần lặn năm 2014, Starnawski đã lặn tới độ sâu 200m (656 ft) - nơi mà ông cho rằng đó là phần đáy của hang động này. Tuy nhiên, ông đã tìm thấy một lỗ hẹp dẫn đến một đường hầm mở rộng, vượt xa hơn so với đầu thăm dò mà Starnawsk sử dụng để đo độ sâu của hang động. Độ sâu của đường hầm này đo được khoảng 384m (1260 ft), chỉ kém hang nước Pozzo del Merro có độ sâu là 392m một chút.
"Krzysztof Starnawski là một thợ lặn ở những hang động rất sâu, vì vậy ông ấy rất say mê khám phá những phần sâu nhất của hệ thống hang động này", Marcin Jamkowski – một thành viên của đoàn thám hiểm và cũng là một nhà làm phim thám hiểm – đã trả lời trang báo Live Science.
Với sự hỗ trợ của một thiết bị điều khiển từ xa dưới nước, đội thám hiểm có thể đo được chiều sâu của hang động này và khám phá phần đáy của vực thẳm đá vôi này. (Nguồn ảnh: Marcin Jamkowski/National Geographic)
Quay trở lại hang động vào năm ngoái, Starnawski phát hiện thấy các khe hẹp được mở rộng ra hơn và ông có thể chui vào đến độ sâu 265m (869 ft). Ông thả một đầu thăm dò khác, lần này đầu dò có thể chạm đến tận "đáy" ở độ sâu 370m (1214 ft), có khả năng đó chính là phần đỉnh do các mảnh vỡ từ các đoạn bị đổ sập tạo thành.
"Cuối cùng, vào ngày 27 tháng 9 một cuộc lặn thăm dò đã xác định được độ sâu thực tế của hang động này, phá vỡ kỷ lục về độ sâu của các hang động. Đoàn thám hiểm đã sử dụng công nghệ ROV để chạm được xuống tận phần đáy của hang động, bởi vì độ sâu 400m đã vượt quá giới hạn của bình nén khí của thợ lặn", Jamkowski cho biết.
"Đã có một số cuộc lặn được thực hiện bởi các ngành công nghiệp dầu, đạt tới được độ sâu như vậy (được gọi là "lặn sâu"), tuy nhiên chúng kéo dài khoảng một tháng. Điều đó có thể không bao giờ thực hiện được ở trong những hang động như thế này, vì vậy rõ ràng sự lựa chọn chỉ là gửi các robot tới nơi mà con người không thể đến được", Jamkowski có viết trong một email.
Theo Jamkowski cho biết, ngay khi đoàn thám hiểm khám phá ra độ sâu của hang động này, họ đã tìm thấy các cây bị đổ, gỗ và các cành cây nằm ở dưới đáy. Điều này cho thấy hang động này đã thay đổi so với hình dạng ban đầu của nó. Với cấu trúc hiện tại không thể có các mảnh vụn rơi từ cửa vào của hang động.
Họ cũng nhận thấy hang động này thực sự rất lớn, bởi vì nó xuất hiện một tính năng đá tự nhiên hay một dòng "bị ăn mòn bởi nước nóng từ mùa xuân", Jamkowski nói. Nhóm nghiên cứu tiếp tục khám phá và nghiên cứu sâu hơn về hang động này.