Nếu một ngày nào đó bạn bỗng nhiên nhìn thấy ong mắt đỏ, đặc biệt là ở khu vực miền Nam California thì đừng quá ngạc nhiên, hốt hoảng lo lắng, chúng chỉ là những con ong đột biết mà các nhà khoa học thuộc Đại học California, Riverside tạo ra mà thôi.
Theo đó, các nhà khoa học Đại học California, Riverside đã thử nghiệm sử dụng phương pháp kỹ thuật cắt lát gien CRISPR trên côn trùng nhỏ mà cụ thể là loài ong. Kết quả là loài ong mắt đỏ đột biến ra đời.
Cụ thể, kỹ thuật cắt lát gen CRISPR cho phép các nhà khoa học trực tiếp tiêm một vật thể di truyền được tạo ra để tìm và viết lại một đoạn mã ADN cụ thể. Các nhà nghiên cứu tại UCR đã sử dụng công nghệ này để phá vỡ các gen kiểm soát sắc tố mắt.
“Chúng tôi muốn nhắm tới một mục tiêu gen sắc tố mắt cụ thể, chỉ cần loại bỏ sắc tố cơ bản đó ra, các con ong lập tức sẽ có đôi mắt màu đỏ sau khi ra đời. Đây là kết quả của sự gián đoạn gen”, - Omar Akbari, một trợ lý giáo sư về côn trùng học cho biết trong một tuyên bố.
Kỹ thuật cắt lát gen CRISPR đòi hỏi phải có tay nghề, trình độ di truyền học cực kỳ cao. Những con ong giữ trứng trong thùy ruột, các nhà khoa học phải dùng kỹ thuật xâm lấn với túi trứng bên trong cơ thể ong chủ. Túi trứng trong ong thường có kích thước nhỏ, chỉ bằng một hạt đậu, mỗi quả trứng bằng ¼ của hạt gạo.
Akbari nói: "Về cơ bản, bạn chỉ cần kéo một quả trứng nhỏ mục tiêu ra, tiêm nó vào các thành phần để biến đổi ADN theo kỹ thuật cắt lát gien CRISPR và đưa nó trở lại túi trứng để nó phát triển".
Nghiên cứu này vừa được công bố trên Scientific Reports. Và rất có thể dựa trên kỹ thuật cắt lát gen CRISPR di truyền, các thế hệ ong đời sau dễ dàng có thể phát triển chủng loài mắt đỏ.
Ở các thí nghiệm mới trong tương lai, Akbari và các đồng nghiệp của ông muốn thực hiện các thì nghiệm liên quan tới mã hóa di truyền các gen khác trong ong đặc biệt là cơ chế tự biến đổi cơ thể từ nữ thành nam có ở một số loài. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng, với trình độ khoa học y học tân tiến như hiện nay, thì khoa học có thể dễ dàng kiểm soát các loài công trùng chuyên phá hoại mùa màng, lây lan bệnh tật.