Hồ Maracaibo của Venezuela, được mệnh danh là địa ngục sét của trần gian bởi vùng đất này phải chịu 1,2 triệu tia sét giáng xuống mỗi năm.
- Choáng ngợp khoảnh khắc ấn tượng khi sét đánh trúng miệng núi lửa đang phun trào
- Chúng ta vẫn có thể sống sót sau khi bị sét đánh, tại sao vậy?
Maracaibo là hồ nước mặn lớn nhất ở Nam Mỹ, có chiều dài 99 km, rộng 67 km, chiều sâu nhất lên tới 60m, diện tích 13.210 km2. Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi km2 mặt hồ Maracaibo phải hứng chịu 603 lần sét đánh mỗi năm.
Tại sao nơi đây bị sét đánh nhiều như vậy?
Theo các chuyên gia khí tượng nơi đây có nhiều bão như vậy xuất phát từ địa hình. Hồ Maracaibo nằm trọn vẹn trong một nhánh của dãy Andes, bao bọc 3 phía xung quanh là núi cao, phía còn lại là biển Caribbean. Ban ngày, hơi nước bốc lên từ mặt hồ, ban đêm gió từ biển đẩy không khí ẩm lên cao gặp khối không khí lạnh trên núi hình thành các cụm giông. Bên trong những đám mây, những hơi nước của không khí ẩm va chạm với tinh thể băng của không khí lạnh sản sinh ra điện tích và hình thành những cơn bão sấm chớp liên tục.
Trong 2 tháng đầu năm, các cơn bão xuất hiện thưa rồi tăng dần mật độ sau đó. Sét ở đây đạt mật độ cao nhất 28 lần/phút khi vào mùa mưa tháng 10.
Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, số sét tại đây sản sinh ra nguồn năng lượng có thể thắp sáng tất cả bóng đèn tại khu vực Mỹ Latin trong một năm.
Màu sắc của sét tại hồ Maracaibo sẽ thay đổi theo các phân tử trong không khí. Sét sẽ có màu trắng khi không khí khô và sẽ chuyển dần sang màu đỏ hoặc màu tím nếu trong không khí chứa nhiều hơi nước.
Năm 2015, sách kỷ lục Guinness chính thức công nhận hồ Maracaibo là khu vực có mật độ sét cao nhất thế giới với mật độ 250 tia/km2. Cao hơn nhiều so với kỷ lục cũ của thung lũng Brahmaputra tại phía Đông Ấn Độ, với mật độ sét lên tới 158 tia/km2/năm.
Khoa học đo được các chỉ số về sét như thế nào?
Tropical Rainfall Measuring Mission (TRMM), cơ quan hợp tác giữa NASA và Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản đảm nhận nhiệm vụ thu thập dữ liệu về sẽ ở Maracaibo.
Trong suốt 17 năm qua, họ sử dụng các cảm biến nhạy sáng trên vệ tinh, chính xác là trên trạm vũ trụ ISS để ghi lại mọi tia chớp trên bầu trời. Từ đó, họ TRMM lập được một bản đồ các điểm nóng với sự xuất hiện mật độ lớn của sét trên toàn thế giới.
Sấm sét quan sát từ ISS.