Khám phá 9 điều bí ẩn xảy ra trong cơ thể khi chìm vào giấc ngủ

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều tò mò liệu rằng lúc đang ngủ thì cơ thể sẽ hoạt động ra sao phải không? Trên trang Bright Side đã tìm hiểu kỹ về chủ đề thú vị này, dưới đây là 9 hoạt động bí ẩn xảy ra với cơ thể khi chúng ta đang nằm trong vòng tay che chở của sứ giả những giấc mơ Morpheus. Hãy để tâm trí tỉnh táo của bạn "nghỉ ngơi" trong vài tiếng đồng hồ sau ngày làm việc mệt mỏi nhé!

1. Các cơ bắp bị tê liệt

Các cơ bị tê liệt© hongkait

Khi chúng ta bước vào giai đoạn REM (Rapid Eye Movement – Mắt di chuyển nhanh) của giấc ngủ, đó chính là lúc cơ thể ngủ sâu nhất trong tất cả 4 giai đoạn, các cơ của tay chân bị tê liệt hoàn toàn và tạm thời không thể cử động được. Triệu chứng "rối loạn giấc ngủ" là tình trạng cơ bị tê liệt kéo dài trong khoảng vài giây hoặc vài phút sau khi thức dậy. Những người mắc chứng ngủ rũ (Narcolepsy là bệnh rối loạn não hiếm gặp - não bộ không thể điều chỉnh việc ngủ và thức dậy như bình thường, khiến người bệnh đột nhiên rơi vào giấc ngủ mà không có cảnh báo trước hoặc bị tê liệt nhất thời, mất kiểm soát cơ bắp) là người phải chịu đựng cảm giác bị tê liệt rất khủng khiếp lúc họ mở mắt sau khi thức dậy.

2. Mắt chuyển động liên tục

Mắt chuyển động liên tục© Flikr

Toàn bộ giai đoạn diễn ra trong giấc ngủ chỉ nhằm một mục đích chủ yếu là giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh và giúp não bộ của bạn được nghỉ ngơi, thư giãn sau thời gian lao động mệt nhọc. Giấc ngủ gồm có 5 giai đoạn, cứ đến từng giai đoạn thì giấc ngủ sẽ sâu hơn và cứ thế trải qua hết 5 giai đoạn thì chu kì đó sẽ lặp lại. Giai đoạn REM cuối cùng là giai đoạn ngủ sâu nhất, diễn ra khoảng từ 60 đến 90 phút sau khi chìm sâu vào giấc ngủ. Ở giai đoạn này, mắt của bạn sẽ đảo qua đảo lại rất nhanh mà bản thân không hề nhận thức được bởi não bộ bạn lúc này đang tập trung vào những giấc mơ.

3. Hormone sinh trưởng được giải phóng

Hormone sinh trưởng được giải phóng

Hormone sinh trưởng HGH, được biết đến như hormone tăng trưởng nhân lực bổ sung, đảm nhận nhiệm vụ tái tạo xương, cơ bắp và các mô. Khi ngủ, sự sản sinh của loại hormone này sẽ kích thích lên toàn bộ cơ thể giúp chữa lành các vết thương và tái tạo lại tế bào. Bên cạnh đó, khi chúng ta còn trẻ, loại hormone này còn thúc đẩy quá trình sinh trưởng và có nhiều tác động khác lên cơ thể chúng ta. Cũng chính vì lí do đó mà người ta thường nói rằng chúng ta sẽ cao lên khi ngủ.

4. Cổ họng thu hẹp lại

Cổ họng thu hẹp lại© b © yrdie

Trong khi ngủ, các cơ có nhiệm vụ giữ cho cổ họng mở ra lúc ta thức cũng nghỉ ngơi dẫn đến kích thước cổ họng bị thu hẹp lại. Việc kích thước cổ họng nhỏ lại cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngáy ngủ. Mặc dù trên thực tế còn có những nguyên nhân khác nữa chẳng hạn như ngạt mũi, tuy nhiên việc cổ họng bị thu hẹp là nguyên nhân chính làm cho chúng ta tạo ra những tiếng ồn gây khó chịu trong khi ngủ.

5. Nghiến răng lúc ngủ

Nghiến răng lúc ngủ© AliCPhotography

Hiện tượng bí ẩn này là thói quen nghiến răng lúc ngủ. Không phải ai cũng có thói quen này, nhưng hầu như những người bị đau quai hàm dữ dội lúc mới thức dậy thường là do nghiến răng vào ban đêm. Thói quen nghiến răng lúc ngủ có thể bắt nguồn từ việc cấu tạo hình thái của hàm răng không thẳng hàng gây nên, nhưng đó cũng có thể là một hiện tượng tâm lý – cách giải tỏa những cảm xúc căng thẳng và áp lực tích tụ suốt cả một ngày. Tuy nhiên, các nhà khoa học nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được lý do tại sao một số người không bao giờ nghiến răng lúc ngủ, còn một số khác lại thường thức dậy với một hàm răng đau nhức bị sứt mẻ.

6. Tự kích thích tình dục

Tự kích thích tình dục

Cả nam giới và nữ giới đều trải qua cảm giác tự kích thích tình dục trong lúc ngủ. Hiện tượng này là do hoạt động mạnh mẽ của não bộ trong giai đoạn REM của giấc ngủ, nghĩa là lúc này não bộ trong cơ thể cần cung cấp thêm một lượng khí oxy và vì vậy máu sẽ chảy nhanh hơn. Máu chảy nhanh hơn cũng sẽ tác động đến mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả những cơ quan "nhạy cảm" nhất, dẫn đến việc các hormone sinh dục bị kích hoạt.

7. Não bộ giải phóng lượng thông tin tích tụ và tạo nên những giấc mơ

Não bộ giải phóng lượng thông tin tích tụ và tạo nên những giấc mơ© Ryanjames

Bằng cách nào mà những giấc mơ được hình thành trong lúc ngủ vẫn còn là những bí ẩn của khoa học. Ngày nay, chúng ta biết rằng não bộ thường dệt nên những giấc mơ từ những kí ức hiện tại trong cuộc sống hàng ngày, cũng như từ trong tiềm thức sâu thẳm của mỗi người chúng ta. Vì vậy, những trải nghiệm hiện tại kết hợp với những thông tin mà chúng ta đã lưu giữ bấy lâu nay như những ký ức, tổn thương, cảm xúc và tình cảm để tạo nên những giấc mơ bí ẩn và đôi lúc có phần vô lý.

Tuy nhiên, đến giờ người ta vẫn không thể lý giải tại sao trí não chỉ đi đến một nơi nhất định nào đó, tại sao lại chọn đúng những ký ức, màu sắc, âm thanh, cảnh trí và con người đó vào giấc mơ của chúng ta. Mặc dù khoa học công nghệ hiện nay đã có những tiến bộ vượt bậc, song những giấc mơ trong khi ngủ vẫn còn là một ẩn số lớn vẫn chưa được giải mã.

8. Nghe thấy những tiếng nổ bất chợt

Nghe thấy những tiếng nổ bất chợt© mymodernmet

Hội chứng "đầu nổ tung" (Exploding head syndrome là hiện tượng thường xảy ra khi con người thức dậy hoặc đi ngủ. Hội chứng này tạo cho người mắc phải có cảm giác đầu đang "bùng nổ" bởi những tiếng động lớn đột ngột mà không có bất cứ nguyên nhân nào tác động từ bên ngoài. Tuy không gây đau đớn, nhưng những tiếng ồn có thể gây ra nỗi sợ hãi, hoang mang và lo lắng cho người bệnh bởi chính bản thân họ không thể lý giải vì sao mình lại có các triệu chứng này) là một hiện tượng hiếm gặp, nhưng vẫn có người mắc phải hội chứng này.

Người mắc phải hội chứng "đầu nổ tung" sẽ nghe thấy một tiếng nổ lớn làm họ tỉnh giấc, và có lẽ họ sẽ chịu đựng nỗi sợ hãi và căng thẳng tăng cao. Tuy nhiên, thực chất chẳng có vụ nổ nào ở thế giới thực cả! Những người trải qua hội chứng này cảm thấy đầu họ như nổ tung và nghĩ rằng họ đã nghe một âm thanh rất lớn như là tiếng bắn súng chẳng hạn. Hiện tượng này không gây ra bất kì tổn thương vật lý nào nhưng có lẽ sẽ để lại dư âm nặng nề về mặt tâm lý.

9. Não bộ được khử độc và phục hồi

Não bộ được khử độc và phục hồi© theinspirationgrid

Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Rochester đã nhận ra rằng não bộ trong cơ thể sẽ tống khứ những chất thải tích tụ suốt một ngày khi bạn chìm vào giấc ngủ. Khi ngủ thì cơ chế hệ thống làm sạch hệ thần kinh trung ương (glymphatic system) của não bộ sẽ được kích hoạt. Hoạt động của cơ chế này giúp não bộ loại bỏ những thông tin không cần thiết và tích lũy những thông tin hữu dụng và phục hồi những liên kết của chúng.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Sáu, 10/03/2017 13:55
51 👨 1.671
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình