Hiện tượng Đêm trắng là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng đêm trắng thú vị

Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, mặt trời dường như không bao giờ lặn xảy ra tại các thành phố của các quốc gia phía Bắc Bán cầu, những nơi có vĩ độ cao vào tháng 6 hàng năm. Vậy, hiện tượng đêm trắng lại gì, tại sao lại có đêm trắng? Mời các bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hiện tượng đêm trắng là gì?

Đêm trắng hay còn gọi là hiện tượng bạch dạ, là những ngày tại một địa phương nào đó có khoảng thời gian ban đêm có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời.

Vì vậy, khi đêm trắng diễn ra, tại đó ban đêm chỉ diễn ra rất ngắn, thường chỉ từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng. Còn khoảng thời gian còn lại bầu trời đêm vẫn hửng sáng, không gian chiều tà cứ lởn vởn cuối đường chân trời giống như hoàng hôn kéo dài suốt đêm.

Hiện tượng đêm trắng diễn ra ở châu Âu hoặc Nga, và còn được gọi là ngày địa cực đêm địa cực.

7 rưỡi tối ở Canada. Ảnh: Internet.
7 rưỡi tối ở Canada. Ảnh: Internet.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng đêm trắng

Trục tự quay của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,4 độ so với trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo. Độ nghiêng này khiến mùa hè ở một trong hai bán cầu Bắc hoặc Nam có thời gian ban ngày tăng dần lên theo sự tăng lên của vĩ độ. Và khi tăng đến một giá trị nhất định của vĩ độ thì Mặt Trời sẽ không lặn trong một số ngày và gây ra hiện tượng đêm trắng.

Hiện tượng đêm trắng ở Nga

Tại Nga, hiện tượng đêm trắng diễn ra từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7, khi mùa hè về. Khi đó, nước Nga có những ngày mặt trời dường như không bao giờ lặn.

Saint Petersburg - nơi cao độ phù hợp, cảnh quan thoáng đãng và không khí mát mẻ là nơi dễ dàng quan sát hiện tượng đêm trắng nhất. Tại đây, đêm trắng thường kéo dài từ ngày 11 tháng 6 tới ngày 2 tháng 7 mỗi năm. Khi đêm trắng diễn ra tại đây, mặt trời thường lặn lúc 23h25, ban ngày dài 18 tiếng 50 phút.

Ảnh chụp tại Thánh đường Chúa cứu thế (Nga) vào buổi tối nhưng trời vẫn sáng như ban ngày.
Ảnh chụp tại Thánh đường Chúa cứu thế (Nga) vào buổi tối nhưng trời vẫn sáng như ban ngày.

Hiện tượng đêm trắng còn xảy ra ở một số nơi khác trên thế giới gồm:

  • Stockholm, Thụy Điển: Khi đêm trắng diễn ra, mặt trời sẽ lặn lúc 22h8p, ban ngày dài đến 18 tiếng 37 phút.
  • Helsinki, Phần Lan: Vào ngày hạ chí, mặt trời sẽ lặn lúc 22h50, ban ngày dài 18 tiếng 55 phút.
  • Iqaluit, Canada: Vào đêm trắng, mặt trời lặn lúc 23h1, ban ngày dài đến 20 tiếng 49 phút.
  • Reykjavik, Iceland: Đêm ngắn nhất năm có ngày đến 21 tiếng 8 phút và mặt trời lặn lúc 0h4.
  • Longyearbyen, Na Uy: Tại đây thời gian có ánh sáng ban ngày liên tục là 3.094 tiếng 56 phút, mặt trời không lặn từ 1h52 ngày 20/4 tới tận 0h49 ngày 22/8.
  • Riga, Latvia: Vào ngày Jani hay ngày hạ chí, ở Riga mặt trời lặn lúc 0h4, ban ngày dài 21 tiếng 8 phút.
  • Paris, Pháp: Khi hiện tượng đêm trắng diễn ra, tại đây mặt trời lặn lúc 21h58, ban ngày dài 16 tiếng 10 phút.
  • Salisbury, Anh: Mặt trời lặn lúc 21h26, ban ngày dài 16 tiếng 33 phút vào ngày diễn ra đêm trắng.
Thứ Sáu, 18/10/2024 00:02
4,76 👨 19.089
0 Bình luận
Sắp xếp theo