Gió nóng đang làm suy yếu các tảng băng ở Nam Cực

Gió nóng ở Nam Cực đang có những tác động nhất định lên khu vực lục địa băng giá.

Nhà nghiên cứu Jenny Turton cho biết: "Giờ đây chúng ta biết được những cơn gió nóng này đã phổ biến và lan rộng trong không gian như thế nào và quan trọng hơn hết, nó giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về sự tồn tại các tảng băng ở Nam Cực”.

Föhn, hay foehn được biết đến là những cơn gió nóng, khô thổi từ dốc xuống đáy các dãy núi băng ở Nam Cực. Và cuộc nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Cục Khảo sát Nam Cực Anh cho hay, các cơn gió này hoạt động ở khu vực Antartica bắt đầu xuất hiện nhiều ở phía Nam hơn so với suy đoán.

Gió nóng làm tan chảy các tảng băng ở nam cực

Các nhà nghiên cứu tin rằng những cơn gió nóng và khô này đang ngày càng làm tổn thương các tảng băng ở Nam cực. Gây ra tình trạng tan băng, có thể dẫn đến sự suy vong các kệ băng, khối băng khổng lồ đặc biệt là khối băng thềm lục địa Larsen C.

Năm 1995, thềm lục địa băng Larsen A đã sụp đổ. Năm 2002, Larsen B cũng chung tình trạng như vậy. Các nhà khoa học tin rằng, sự sụp đổ này được kích hoạt từ các khe nứt, vết nứt mở rộng, làm sâu thêm các vết đứt gãy cho dòng chảy meltwater trên bề mặt. Các nhà nghiên cứu đưa ra giải thuyết rằng, các cơn gió nóng foehn khiến băng tan chảy, mang dòng chảy meltwater đổ vào các vết nứt.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu thấy gió nóng đang thổi thường xuyên qua tảng băng Larsen C, thềm lục địa băng lớn nhất còn lại của Nam Cực và nó thổi phổ biến nhất là vào mùa xuân.

Những cơn gió nóng và khô làm tổn thương các tảng băng

Jenny Turton, nhà nghiên cứu của BAS và Đại học Leeds nói: "Điều này thật thú vị, kỳ lạ bởi trước giờ gió nóng chỉ xảy ra khoảng 65% vào thời gian giữa mùa xuân và mùa hè. Giờ đây, chúng hoạt động phổ biến hẳn vào mùa xuân. Điều này sẽ khiến thời tiết ấm của mùa xuân cộng với gió nóng có thể sẽ khiến bề mặt các tảng băng tan chảy nhanh chóng”.

"Chúng tôi biết rằng thềm lục địa băng thường tan chảy vào mùa hè, tuy nhiên chúng tôi nhận thấy rằng có khi các sự kiện gió föhn còn xảy ra sớm nhất bắt đầu từ tháng Chín, kéo dài khoảng 3 tháng trước khi hoạt động tiếp tục từ mùa xuân đến mùa hè. Điều này cho thấy sức tàn phá khủng khiếp, kéo dài của các cơn gió foehn với bề mặt các tảng băng cũng như cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về những hiệu ứng cực đoan đang xảy ra ở nam Cực".

Các nhà nghiên cứu đã trình bày phát hiện này tại Đại hội Liên minh Khoa học Trái đất Châu Âu vừa diễn ra tại Vienna, Áo.

Thứ Ba, 23/05/2017 17:18
51 👨 207
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khí hậu - Thời tiết