Giải mã thành công bí ẩn hòn đá "biết đi" ở thung lũng Chết

Có thể bạn không tin nhưng thực sự trên hành tinh của chúng ta tồn tại một nơi mà các hòn đá tại đây tự di chuyển mặc dù không có ai động chạm vào. Điều vô lý đó đã khiến các nhà khoa học đau đầu trong suốt nhiều thập kỷ qua cuối cùng cũng có lời giải.

Hàng trăm năm trước, Racetrack Playa chứa đầy nước nhưng ngày nay, khu vực này là một vùng đất bùn, khô cằn, rất bằng phẳng nằm ở Thung lũng Chết - Death Valley thuộc Công viên Quốc gia California, Mỹ, bao quanh bởi những vùng đồi cao. Đây cũng là nơi có khí hậu khô nóng và thấp nhất khu vực Bắc Mỹ. Nơi đây được biết đến là một trong những nơi kỳ lạ nhất hành tinh, nơi có những hòn đá có thể nặng tới 320kg "biết đi".

Hòn đá biết đi

Không một ai nhìn thấy cách cũng như tốc độ di chuyển của các hòn đá. Người ta chỉ thấy những con đường mòn khác nhau mà chúng để lại. Mỗi hòn đá tại đây di chuyển theo con đường riêng của mình, chúng có thể quẹo trái, đi thẳng, lượn sóng, hoặc theo đường zích zắc... Có những hòn đá nặng khoảng 45kg có thể di chuyển được quãng đường xa đến 457m trong thời gian từ 2-5 năm.

Nhữ ng con đường mòn do các hòn đá tạo ra

Nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi, liệu những hòn đá nơi đây có thực sự tự di chuyển mà không có ai tác động vào?

Richard Norris, nhà hải dương học tại Đại học California San Diego và chú của mình đã gắn thiết bị định vị GPS lên một hòn đá mà họ tự mang tới vùng Thung lũng Chết này để kiểm chứng, do chính quyền địa phương không cho phép họ thí nghiệm trên những hòn đá tại đây.

Sau 2 năm trời chờ đợi, cuối cùng hòn đá cũng chịu di chuyển. Điều này cho thấy việc những hòn đá tự di chuyển qua vùng đất khô cằn này là có thật.

Sau nhiều chục năm nghiên cứu, cuối cùng các nhà khoa học cũng khám phá ra bí mật của những hòn đá "biết đi". Băng, gió và Mặt Trời kết hợp lại đã tạo ra điều thú vị độc đáo cho vùng đất này.

Chuyển động của các tảng đá đòi hỏi một sự phối hợp hoàn hảo của nhiều sự kiện khác nhau

  • Đầu tiên, khi mưa đủ lớn, khu vực này sẽ trở thành một hồ nước với độ sâu đủ lớn để tạo thành lớp băng nổi trong suốt mùa đông nhưng đủ độ nông để các hòn đá nhô lên.
  • Ban đêm, khi nhiệt độ xuống thấp, hồ nước sẽ đóng một lớp băng mỏng ở trên mặt, bên dưới vẫn là nước lỏng. Sau đó, lượng băng sẽ dày lên, khi đạt đủ độ cứng và đủ lực đẩy tảng đá nhưng lớp băng này vẫn phải đủ mỏng để có thể tự do di chuyển. Lúc này, những hòn đá tại đấy sẽ được bao quanh bởi một lớp băng mỏng.
  • Khi Mặt Trời xuất hiện, băng tan ra và nứt thành từng mảng. Chúng sẽ bị gió đẩy trôi trên mặt hồ và đẩy những hòn đá di chuyển theo.
Thứ Năm, 31/08/2017 11:51
3,76 👨 4.745
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Bí ẩn - Chuyện lạ