Một phát hiện mới cho thấy loài chim cánh cụt mắt vàng của New Zealand, Megadyptes antipodes đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2060.
Theo đó, nghiên cứu mới nhất này xem xét các yếu tố khác nhau dẫn tới sự suy giảm của chim cánh cụt mắt vàng bao gồm các yếu tố như sự thay đổi khí hậu, nhiệt độ bề mặt nước biển tăng, trong đó khoảng một phần ba số dân số chim cánh cụt mắt vàng đã suy giảm mạnh. Các yếu tố khác rất khó phân biệt, tìm hiểu bao gồm các những biện pháp bảo tồn, cũng như nỗ lực giám sát bảo tồn của địa phương.
Thomas Mattern, nhà nghiên cứu tại Đại học Otago cho biết: "Vấn đề là chúng ta thiếu dữ liệu để kiểm tra mức độ tác động của con người, từ tương tác khai thác thủy sản, sự xuất hiện động vật ăn thịt đến sự xáo trộn của con người, tất cả đều góp phần vào sự suy giảm chủng loài của chim cánh cụt mắt vàng này". – Ông nói trong một thông cáo báo chí.
Mặc dù thiếu dữ liệu, nhưng nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí PeerJ cho thấy 2/3 số loài này có thể do con người gây ra.
Chim cánh cụt tiếp tục bị bắt và bị chết đuối trong lưới đánh cá của ngư dân. Ngoài ra, môi trường sống của chúng vẫn bị xuống cấp do hoạt động của con người, và chim cánh cụt thường xuyên bị chết bởi chất độc không xác định từ việc khai thác, đánh bắt, xả thải.
Các nhà nghiên cứu viết trong bài báo mới xuất bản nêu rõ: "Bây giờ chúng ta đều biết rằng chim cánh cụt mắt vàng đang mất dần, chúng ta cần phải có sự lựa chọn. Nếu không có các biện pháp bảo tồn tức thời, thực tiễn và hiệu quả, chúng ta sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy những chú chim cánh cụt này trên bờ biển nữa".
Các nhà nghiên cứu khác nói rằng các cảnh báo về sự tuyệt chủng loài chim cánh cụt mắt vàng này là chủ quan vì không xem xét tác động tiềm tàng của các yếu tố khác, chẳng hạn như ảnh hưởng của bệnh dịch đến sự tử vong của loài chim. Vào năm 2013, 60 chim cánh cụt mắt vàng được tìm thấy đã chết.
"Bất kỳ tổn thất nào nữa đối với những con chim cánh cụt mắt vàng sẽ làm tăng nguy cơ tuyệt chủng chúng mãi mãi tại khu vực này” - Mattern nói.