Chiếc bồn cầu chuyển phân thành năng lượng và tiền mã hóa

BeeVi là tên gọi của chiếc bồn cầu thân thiện với môi trường có thể biến phân thành khí sinh học và phân bón. Chiếc bồn cầu này được phát minh bởi Cho Jae-weon, giảng viên khoa Kỹ thuật môi trường thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Ulsan (UNIST)

BeeVi sẽ hút phân xuống một bồn chứa đặt ngầm dưới đất giúp tiết kiệm nước. Tại bồn chứa, chất thải sẽ bị phân hủy bởi các vi sinh vật, tạo thành khí mê tan. Sau đó, khí này được chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho 1 tòa nhà trong trường.

Cho Jae-weon, người phát minh ra bồn cầu thân thiện môi trường, đứng bên cạnh một bể chứa phân ở Ulsan. Ảnh: Reuters.
Cho Jae-weon, người phát minh ra bồn cầu thân thiện môi trường, đứng bên cạnh một bể chứa phân ở Ulsan. Ảnh: Reuters.

Nhờ bồn cầu thân thiện với môi trường này mà, sinh viên tại tòa nhà đó được sử dụng điện miễn phí.

Ngoài ra, mỗi lần sử dụng BeeVi được quy đổi ra một đơn vị tiền mã hóa mang tên 'Ggool', nghĩa là 'Mật ong'. BeeVi sẽ trả cho mỗi người sử dụng 10 Ggool một ngày. Đồng tiền này được lưu hành nội bộ và sinh viên có thể dùng nó để mua nhiều thứ trong khuôn viên trường.

Theo ông Cho, lượng phân trung bình một người thải ra trong một ngày là 500gr, và nó có thể sản sinh ra 50 lít khí mê tan. Lượng khí này giúp tạo ra khoảng 0,5 kWh điện, nguồn năng lượng đủ cho một chiếc xe hơi điện chạy 1,2 km.

Khi BeeVi được lắp đặt tại tất cả các nhà vệ sinh trong khuôn viên trường, lượng điện năng sạch thu được là rất lớn.

Heo Hui-jin, cựu sinh viên UNIST cho biết “với tôi, phân không còn là một thứ dơ bẩn nữa mà là một báu vật”.

Thứ Hai, 26/07/2021 12:38
52 👨 13.377
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học