Các phi hành gia NASA bỏ phiếu bầu cử từ không gian như thế nào?

Bầu cử Tổng thống Mỹ, một trong những sự kiện nhận được sự quan tâm của không chỉ công dân Mỹ, mà còn được toàn thế giới dõi theo. Nhiều người dân Mỹ đang bắn đầu đi bỏ phiếu — nhưng một vài phiếu bầu trong số đó sẽ phải đi một chặng đường rất xa, thậm chí từ bên ngoài Trái đất. Đó là trường hợp của các phi hành gia NASA đang làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Họ sẽ phải lập kế hoạch bỏ phiếu từ độ cao hơn 400km so với bề mặt Trái đất, một quá trình phức tạp nhưng cũng hết sức thú vị.

Có một hệ thống được thiết lập để đảm bảo rằng các phi hành gia Mỹ vẫn có thể thực thi quyền công dân của mình trong sự kiện quan trong này, mặc dù họ sẽ phải điền vào một lá phiếu vắng mặt vì đơn giản không có bất kỳ trạm bỏ phiếu nào bên ngoài không gian.

Các phi hành gia như Loral O'Hara và Jasmin Moghbeli của NASA đã tự mình thực hiện quy trình bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Texas vào tháng 3 năm nay, thông qua một hệ thống điện tử được thiết kế để có thể chuyển đổi thông tin chính xác, bảo mật từ lá phiếu điện tử của các phi hành gia đến Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA ở Houston. Sau đó, những lá phiếu này sẽ tiếp tục được gửi đến văn phòng của tiểu bang để tiếp nhận và xử lý.

Mạng lưới không gian gần của NASA cho phép các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế giao tiếp với Trái đất và chuyển phát phiếu bầu cử điện tử từ không gian
Mạng lưới không gian gần của NASA cho phép các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế giao tiếp với Trái đất và chuyển phát phiếu bầu cử điện tử từ không gian

Mặc dù nghe có vẻ phiền phức, nhưng các phi hành gia đã bày tỏ sự phấn khích khi được bỏ phiếu từ không gian. Hai phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams của NASA dự kiến sẽ phải ở lại ISS lâu hơn so với kế hoạch ​​ban đầu bởi sự cố với tàu vũ trụ Boeing Starliner, do đó sẽ không thể đi bỏ phiếu trực tiếp như những lần bầu cử trong quá khứ. Tuy nhiên, họ cũng rất háo hức và tin rằng việc bỏ phiếu từ không gian sẽ là một trải nghiệm đặc biệt hiếm có trong đời.

Sự cần thiết của việc đảm bảo quyền lợi gia tham gia bầu cử của các phi hành gia đang hoạt động ngoài không gian trên thực tế đã được nêu ra từ cuối những năm 1990, khi phi hành gia NASA John Blaha (trạm vũ trụ Mir) cho biết ông muốn bỏ phiếu, nhưng không có cách nào an toàn và hiệu quả để thực hiện điều này. Cho đến một năm sau đó, hệ thống đã được thiết lập, kết hợp với cơ quan lập pháp tiểu bang Texas, và David Wolf đã trở thành phi hành gia đầu tiên của Hoa Kỳ bỏ phiếu từ không gian vào năm 1997.

Tuy nhiên, có một số vấn đề phức tạp trong quá trình này. Marta Durham, giảng viên phụ trách bộ phận Hỗ trợ Phi hành đoàn tại NASA, giải thích rằng các lá phiếu vắng mặt phải được ký bằng tay, không phải ký điện tử, vì vậy họ thường cố gắng ký các lá phiếu trước khi các phi hành gia rời khỏi Trái đất. Nhưng với trường hợp của Wilmore và Williams, vì các phi hành gia này buộc phải ở lại trạm vũ trụ lâu hơn dự kiến, họ cần in các lá phiếu trong không gian, ký, rồi quét chữ ký tương ứng. Vấn đề là máy quét sử dụng kính, và kính không được phép sử dụng trên ISS vì lý do an toàn.

Cuối cùng, Durham đã tiến hành một số thử nghiệm và phát hiện ra rằng iPad mà các phi hành gia sử dụng trên trạm có camera hoạt động đủ tốt như máy quét — thách thức còn lại duy nhất với là làm sao để tờ giấy nằm phẳng trong trạng thái không có trọng lực. Nhưng cuối cùng mọi chuyện đã được giải quyết, cả Wilmore và Williams đều có thể bỏ phiếu.

Thứ Hai, 04/11/2024 07:30
51 👨 107
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ