Chúng ta mới suy nghĩ thì máy tính đã biết bạn định nói gì rồi, nghe có vẻ hư cấu giống trong các bộ phim viễn tưởng. Nhưng sớm thôi, điều đó sẽ trở thành hiện thực.
Các nhà khoa học đã tạo ra một chương trình máy tính có thể soát hành vi não bộ của chúng ta, lọc ra những hoạt động liên quan trực tiếp tới những từ ngữ được sử dụng, từ đó dự đoán được câu nói mà não bộ đang tiến hành "sản xuất". Theo như báo cáo nghiên cứu, hệ thống dự đoán đã có tỉ lệ chuẩn lên tới 70%.
Các nhà khoa học sử dụng một máy tạo hình ảnh cộng thưởng để chụp những tấm ảnh chụp cắt lớp não bộ từ 14 người tình nguyện. Mỗi người được cho đọc 240 câu khác nhau. Sau đó các nhà khoa học sẽ sử dụng hệ thống máy tính để tìm ra những cấu trúc nhất định gắn liền với những từ ngữ thường xuyên xuất hiện trong các câu nói. Từ đó, họ xây dựng được một "từ điển thần kinh" dựa vào những tấm ảnh chụp não bộ đó.
Từ "bộ từ điển" này, các nhà khoa học có thể khiến hệ thống phân tích lấy từng thành tổ nhỏ trong một câu lớn, rồi từ những thành tố đó xây dựng nên những câu khả thi khác.
Những tấm ảnh chụp não sẽ là dữ liệu nghiên cứu của hệ thống dự doán câu nói.
Ví dụ như từ "cà phê" trong thử nghiệm có tới 65 ý nghĩa khác nhau sẽ tác động việc phản hồi của não bộ.
Giáo sư Rajeev Raizada, một nhà khoa học nghiên cứu về hoạt động não bộ tại Đại học Rochester phân tích rằng: "Cà phê có màu, mùi đặc trưng và bạn có thể uống được nó. Cà phê còn khiến bản cảm thấy một cảm giác khác lạ, bản thân từ 'cà phê' mang trong mình cảm nhận vật lý, tâm lý và cả những khía cạnh xã hội nhất định nữa".
Để tạo nên một hệ thống dự đoán được câu nói, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những tình nguyện viên điều mà họ liên tưởng tới khi đọc 242 từ đặc biệt, với những đặc tính riêng như màu sắc, mùi vị, âm thanh, thời gian ...
Những trạng thái não đặc trưng khi nhắc tới cụm từ "play".
Với việc thử nghiệm nhiều từ ngữ với các sắc thái nhất định, các nhà nghiên cứu đã thu được về nhiều trải nghiệm độc đáo cũng như những cảm xúc nhất định để tìm ra những hoạt động nhất định của não khi nhắc tới những từ ngữ cụ thể.
Từ đó, họ đã có thể gắn những hoạt động não của những từ ngữ cụ thể và có thể dự đoán một câu hoàn toàn mới dựa trên những hoạt động não bộ ấy.
Theo tiến sĩ Andrew Anderson, một nhà nghiên cứu tại Đại học Rochester, người đứng đầu dự án nghiên cứu, trong tương lai công nghệ này có thể giúp những người bệnh tai biến, đột quỵ, những người mất khả năng giao tiếp, ngôn ngữ có thể giao tiếp được. "Chúng tôi tìm ra rằng hệ thống có thể dự đoán hành vi não bộ của đối tượng, tất nhiên là không thể dự đoán một cách hoàn hảo nhưng hiển nhiên là sẽ tốt hơn là ta đoán mò".
Công nghệ này vẫn chưa sẵn sàng để sử dụng nhưng trong tương lai gần, các nhà khoa học hy vọng những người bệnh không thể giao tiếp sẽ có thể trò chuyện với người khác thông qua một chiếc máy tính.