Cuối cùng thì nguyên nhân chính gây ra chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng bị các nhà khoa học quốc tế vạch trần.
Trước giờ, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng, đây là một dạng trong nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến Stress. Bệnh còn có tên khác là rối loạn ám ảnh cưỡng bức.
Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Julius-Maximillians-Universitat ở Đức vừa công bố rằng họ đã xác định ra sự vắng mặt của một loại protein mục tiêu có thể là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
Khoảng 2% dân số thế giới gặp triệu chứng OCD ít nhất một lần trong đời.
Protein mục tiêu mới được phát hiện gọi là SPRED2 được tìm thấy ở nồng độ cao trong các vùng vỏ não, hạch cơ và hạch hạnh nhân ở vùng não trung tâm và nó có chức năng điều khiển con đường xung truyền tín hiệu quan trọng trong tế bào não gồm hai chuỗi Kinaza Ras/ERK-MAP. Tuy nhiên, việc biến mất protein này đã khiến hệ thống não nhanh chóng bị rối loạn và dẫn đến tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Kal Schuh, giáo sư tại Viện Sinh lý học JMU cho hay rằng: “Sự vắng mặt của loại protein SPRED2 này có thể ây ra các biến chứng tâm thần tiêu cực quá mức trên cơ thể chuột. Trước đó, cũng đã có nhiều cuộc nghiên cứu tìm ra thủ phạm gây ra tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế nhưng chưa hề rõ ràng, đầy đủ cho tới tận cuộc phát hiện hôm nay".
Tiến sĩ Melanie Ullrich, một nhà sinh vật học tại JMU cho biết: "Protein này đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển vận hành con đường tín hiệu cho não, điều khiển, tác động phản ứng linh hoạt với các thụ thể tyrosine kinase TrkB. Vậy nên, việc biến mất protein SPRED2 có thể khiến tình trạng dẫn tín hiệu bị trì trệ, rối loạn và lâu dài dẫn đến quá tải, sinh bệnh".
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cho hay rằng, họ đang nghiên cứu về việc có thể sử dụng một loại chất ức chế nào đó để giảm thiểu tình trạng rối loạn thần kinh do protein SPRED2 bị mất đi trên cơ thể chuột. Điều này sẽ cải thiện tạm thời ít nhiều cho chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Schuh nói: "Nghiên cứu của chúng tôi mang lại một mô hình mới, một hướng giải quyết mới, cụ thể để kiểm soát, điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế".
Các nhà nghiên cứu cũng cho hay rằng phát hiện này đồng thời cũng cho chúng ta thấy được mối liên hệ giữa căn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế với hai chuỗi dẫn truyền tín hiệu thần kinh Kinaza Ras/ERK-MAP.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên Tạp chí Psychiatry.