So sánh kích thước Trái Đất với Mặt trời và ngôi sao lớn nhất mà con người biết

Stephenson 2-18 (St2-18), còn được gọi là Stephenson 2 DFK 1' hoặc RSGC2-18 là một trong những siêu sao khổng lồ màu đỏ phát sáng nhất, lớn nhất mà con người từng biết đến.

Bán kính của siêu sao khổng lồ ước tính khoảng 1.495 tỷ km, gấp 2.150 lần Mặt Trời và có khối lượng lớn hơn Mặt Trời ít nhất là gấp 1 tỷ lần. Nhiệt độ bề mặt của nó xấp xỉ 2.900°c và có độ sáng gấp 440.000 lần mặt trời. Nếu đặt Stephenson 2-18 (St2-18) ở trung tâm của Hệ Mặt Trời, quang quyển của nó sẽ nhấn chìm quỹ đạo của Sao Thổ.

Siêu sao khổng lồ Stephenson 2-18 (St2-18) nằm trong Chòm sao Thuẫn Bài. Nó nằm gần cụm sao mở Stephenson 2, cách Trái Đất khoảng 20.000 năm ánh sáng.

Sau Stephenson 2-18 (St2-18), UY Scuti là ngôi sao lớn thứ 2 trong vũ trụ từng được con người biết đến. UY Scuti là một ngôi sao cực siêu khổng lồ đỏ nằm trong chòm sao Thuẫn Bài (Scutum), có chiều rộng gấp 1.700 lần chiều rộng của Mặt Trời.

Không chỉ nhỏ bé so với ngôi sao lớn nhất từng được biết đến, Trái đất còn nhỏ bé trong chính Hệ Mặt trời.

  • Kích thước và khối lượng của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
  • Sao Thuỷ: Đường kính 4.878 km, khối lượng 3,3 x 10^23 kg.
  • Sao Kim: Đường kính 12.104 km, khối lượng 4,87 x 10^24 kg.
  • Trái Đất: Đường kính 12.756 km, khối lượng 5,98 x 10^24 kg.
  • Sao Hoả: Đường kính 6.787 km, khối lượng 6,42 x 10^23 kg.
  • Sao Mộc: Đường kính 142.796 km, khối lượng 1,9 x 10^27 kg.
  • Sao Thổ: Đường kính 120.660 km, khối lượng 5,69 x 10^23 kg.
  • Sao Thiên Vương: Đường kính 51.118 km, khối lượng 8,68 x 10^25 kg.
  • Sao Hải Vương: Đường kính 48.600 km, khối lượng 1,02 x 10^26 kg.

Có thể nói rằng, trái đất nhỏ bé như một hạt cát trong vũ trụ bao la.

Thứ Hai, 01/08/2022 16:20
3,56 👨 10.190
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ