Bạn có biết: Kính ô tô làm bằng gì mà không bị vỡ tan khi bị tai nạn không?

Theo báo cáo của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có hàng triệu người chết do tai nạn giao thông đường bộ. Một con số khủng khiếp nhưng nếu không có kính xe hơi không bị vỡ tan thành từng mảnh khi va chạm như các loại kính thông thường thì con số này chắc chắn sẽ tăng cao hơn rất nhiều.

Vậy kính xe ô tô an toàn được ra đời khi nào và làm bằng gì, có mức độ an toàn tới đâu?

Năm 1903, Edouard Benedictus, một nhà hóa học người Pháp tình cờ tìm ra giải pháp khiến kính xe hơi không bị vỡ vụn thành các mảnh khi xảy ra va chạm.

Nhà hóa học người Pháp Edouard Benedictus
Nhà hóa học người Pháp Edouard Benedictus.

Trong một lần thí nghiệm, ông vô tình làm rơi một chiếc bình thủy tinh nhưng thật bất ngờ, nó không bị vỡ vụn ra mà chỉ bị nứt và vẫn giữ nguyên được hình dạng. Nguyên nhân là do trước đó chiếc bình này đã đựng collodion, một dung dịch của ê-te-rượu nitrat cellulose. Sau khi dung dịch này bay hơi để lại một lớp cellulose nitrate trong suốt, gần như vô hình bám trên thành bình.

Khi đọc báo về một vụ tai nạn, người lái xe và hành khách bị những mảnh vụn sắc nhọn của kính thông thường làm cho bị thương nặng, Benedictus liền nghĩ tới chiếc bình thủy tinh ông đánh rơi mà không bị vỡ tan. Ông bắt tay vào làm thí nghiệm với dung dịch collodion.

Khi kính chắn gió của xe hơi vẫn được làm bằng kính thông thườngKhi kính chắn gió của xe hơi vẫn được làm bằng kính thông thường.

Sau rất nhiều thí nghiệm, Benedictus đã cho ra đời kính an toàn có cấu tạo gồm 2 tấm thủy tinh dính chặt lại với nhau nhờ lớp nhân là cellulose nitrate ở giữa. Với kính an toàn này, dù có dùng búa nện thì chúng vẫn giữ được hình dạng cũ, chỉ bị rạn nứt chứ không tạo ra các mảnh vụn.

Benedictus đã được cấp bằng sáng chế cho loại kính an toàn này năm 1909 với tên gọi "ba lớp" (Triplex).

Kính triplex của Benedictus rất tốt, an toàn nhưng do giá thành cao nên không được các hãng xe hơi đón nhận. Thế nhưng loại vật liệu mới này lại nhận được sự quan tâm của quân đội và được sử dụng làm mắt kính cho mặt nạ phòng độc trong chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.

Mắt kính cho mặt nạ phòng độc được làm từ kính an toàn Mắt kính cho mặt nạ phòng độc được làm từ kính an toàn.

Henry Ford, là hãng xe đầu tiên sử dụng kính triplex vào năm 1919. Và sau 10, 15 năm tất cả các hãng xe khác cũng sử dụng kính an toàn cho những chiếc xe của mình.

Kính an toàn hiện đại mà ngày ngày vẫn đang bảo vệ hàng triệu tài xế

Hiện nay, các nhà sản xuất xe hơi vẫn tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại kính xe hơi có mức độ an toàn cao hơn nhằm hạn chế tối đa tổn thương cho xe và người ngồi trong xe khi xảy ra tai nạn.

Thứ Tư, 08/02/2017 16:13
3,52 👨 4.548
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học