Biến đổi khí hậu không chỉ khiến nhiệt độ khu vực Bắc Băng Dương tăng cao, nhiều tảng băng bị nứt mà hàng loạt nồng độ axit trong vùng biển này đã tăng nhanh đáng kể theo thời gian. Hiện thông tin trên đang gây chấn động giới khoa học trên toàn cầu.
Theo đó, các nhà khoa học quốc tế cho rằng, ở khu vực biển Bắc Băng Dương đã gia tăng đáng kể nồng độ axit từ năm 1994 đến năm 2010, chủ yếu từ lượng carbon trong khí nhà kính Dioxit hòa tan trong nước. Không riêng gì ở Bắc Băng Dương mà nhiều vùng biển khác cũng mắc tình trạng tương tự. Điều này đặt ra một mối lo ngại nghiêm trọng đe dọa gấu Bắc Cực cũng như các sinh vật biển khác sinh sống phụ thuộc hoàn toàn vào đại dương.
Nhưng điều lo ngại nhất, các nhà khoa học quốc tế đã xem xét nồng độ của aragonit trong nước biển Bắc Băng Dương (đây là một loại khoáng chất trong nước có tính axit cực cao) và đo được ở khu vực Tây Bắc biển Bắc Băng Dương có nồng độ chất aragonit thấp hơn so với các khu vực còn lại.
Tuy nhiên, không riêng gì yếu tố biến đổi khí hậu mà việc những dòng hải lưu mang theo lượng carbon, giàu axit của biển Thái Bình Dương, chảy qua khu vực Bắc Cực sau đó bị mắc kẹt và tồn đọng lượng axit cực kỳ lớn.
Nhiều chuyên gia khoa học môi trường dự đoán, nếu tình trạng axit này ngày càng tăng nồng độ cùng với nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu càng mạnh mẽ thì rất có thể mùa hè của Bắc Băng Dương từ năm 2030 trở đi băng sẽ không còn tan nữa mà ngược lại sẽ đóng băng mạnh mẽ, quy mô lớn. Nếu điều này thực sự xảy ra có thể yếu tố tồn tại của hệ sinh thái, sinh vật ở Bắc Cực sẽ bị đe dọa và thậm chí có nguy cơ biến mất.