Bắp cải là loại rau được trồng phổ biến vào mùa đông, giàu chất dinh dưỡng và có nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên không phải ai ăn bắp cải cũng đều tốt cho sức khỏe, bởi bắp cải có chứa raffinose (một loại đường tiêu hóa) có thể khiến đầy hơi hoặc tiêu chảy. Các bà mẹ đang cho con bú nên tránh ăn bắp cải bởi nó có thể làm bé của họ bị đau bụng. Nếu ăn quá nhiều bắp cải cũng có thể dẫn đến việc thiếu I-ốt và bệnh nhược giáp (hypothyroidism).
Bạn có thường xuyên ăn bắp cải không? Nếu bạn đang ăn một lượng lớn các loại rau họ cải thì bạn nên biết chúng cũng có một tác dụng phụ. Nếu ăn một số lượng lớn để giảm đau dạ dày, loét dạ dày hoặc thậm chí là ốm nghén khi mang thai, thì bạn nên cân nhắc khi tiêu hóa loại thực phẩm này.
Kết quả của nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy một người trưởng thành nên ăn khoảng 5 phần các loại rau họ cải mỗi tuần và chỉ ăn nửa chén cải bắp mỗi bữa. Mặc dù vậy, cơ thể chúng ta không hoàn toàn giống nhau nên cần tìm ra một chế độ ăn phù hợp ngăn ngừa những tác dụng phụ mà bắp cải có thể đem tới.
1. Đầy hơi
Đầy hơi hoặc khó tiêu. Đây là một tác dụng phụ phổ biến nhất của bắp cải và chắc hẳn bạn đã từng nghe về điều này. Nó là hoàn toàn chính xác. Giống như súp lơ, bông cải xanh và đậu quả, bắp cải không dễ tiêu hóa bởi các enzym trong ruột non. Khi chúng xuống đến đại tràng, các vi khuẩn trong chúng bắt đầu hoạt động tạo ra khí. Nếu bạn đã từng bị chứng đầy hơi, đầy bụng hoặc thường ợ hơi sau khi ăn bắp cải, hạn chế ăn loại rau này là cách duy nhất ngăn ngừa tình trạng này.
2. Thiếu I - ốt và gây ra các vấn đề về tuyến giáp
Việc ăn quá nhiều bắp cải có thể gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động bình thường của tuyến giáp. Điều này là bởi loại thực phẩm này ngăn cản việc hấp thụ I-ốt cho tuyến giáp phát triển bình thường. Thậm chí, việc ăn quá nhiều bắp cải trong một thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh nhược giáp hoặc bướu cổ.
Mặc dù vậy, việc ăn vừa đủ bắp cải lại rất tốt cho sức khỏe. Chỉ cần đừng quá lạm dụng nó, đặc biệt nếu bạn cũng ăn những loại thức ăn khác giống như cải xoăn, súp lơ, rau bi na, củ cải thì nên hạn chế bởi chúng có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp.
3. Tiêu chảy
Những người mắc bệnh rối loạn đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (HCRKT=Irritable Bowel Syndrome=IBS) nên tránh ăn bắp cải, bởi lượng raffinose (một loại đường trong hệ tiêu hóa được gọi là trisaccharide) sẽ khiến ruột đầy hơi. Bắp cải có chứa rất nhiều chất xơ không hòa tan - trong khẩu phần ăn trung bình 100gm bắp cải sẽ chứa 2,5gm chất xơ. Lượng chất xơ này hoàn toàn tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gặp các vấn đề về sức khỏe. Chúng sẽ chặn đường ruột và gây nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy.
4. Làm hạ đường huyết
Khi nói đến việc điều chỉnh nồng độ đường trong máu, bắp cải chính là kẻ thù. Mặc dù thực tế bắp cải có khả năng làm giảm lượng đường trong máu nhưng việc tiêu thụ một lượng lớn bắp cải có thể làm giảm lượng đường xuống mức quá thấp gây hạ đường huyết. Đây chính là lí do vì sao sau khi phẫu thuật chúng ta không nên ăn bắp cải.
5. Làm trẻ đang bú mẹ bị đau bụng
Bạn có nhớ tại sao bắp cải lại khiến người lớn bị đầy hơi và tiêu chảy không? Nếu bạn là người đang trong thời kỳ cho con bú, hãy chú ý đến khẩu phần ăn hàng ngày vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Nói chung, nên tránh xa những thực phẩm có thể làm trẻ bị đau bụng, đặc biệt bắp cải cũng sẽ khiến con bạn bú sữa bị đau bụng đó.
6. Phản ứng với thuốc chống đông máu
Bắp cải có chứa 38.2mg vitamin K, một chất tự nhiên giúp đông máu. Trong khi thuốc chống đông máu và tiểu cầu hoạt động để ngăn ngừa máu đông thì vitamin K có thể làm phản tác dụng hoặc ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc. Chính vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về chế độ ăn uống của bản thân để được đưa ra lời khuyên tốt nhất.