8 sai lầm chí mạng mà hầu như ai cũng mắc phải và cách giải quyết

Thói quen uống trà, cà phê ngay sau bữa ăn hay uống thuốc tránh thai không đúng cách cũng có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Hãy cùng chúng tôi tham khảo 8 sai lầm chí mạng mà hầu như ai cũng mắc phải và cách giải quyết chúng trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng hoặc đau cơ? Hầu hết ai trong số chúng ta cũng đều phải chịu đựng các dấu hiệu này thường xuyên nhưng lại không rõ lý do tại sao.

Thay vì đổ lỗi cho bệnh tật, tiến sĩ Sarah Brewer, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ đã chỉ ra một số thói quen mà hầu hết mọi người vẫn nghĩ là tốt, nhưng thực hiện sai cách có thể làm giảm lượng vitamin và khoáng chất quan trọng trong cơ thể. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bản thân. Dưới đây là 8 sai lầm chí mạng mà hầu như ai cũng mắc phải và cách giải quyết chúng. Mời các bạn cùng tham khảo!

1. Uống trà và cà phê ngay sau bữa ăn

Uống trà và cà phê ngay sau bữa ăn

Các hợp chất được tìm thấy trong các loại thức uống như tannin trong trà và axit chlorogenic trong cà phê, liên kết với các khoáng chất trong thức ăn và các chất bổ sung khác, làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Chẳng hạn, cà phê có thể làm giảm sự hấp thu sắt trong cơ thể lên tới 80% nếu uống trong khoảng thời gian 1 giờ sau bữa ăn. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người thiếu máu.

Nguyên nhân là bởi trong trà và cà phê có chứa hợp chất gọi là tanin - một loại polyphenol có tác dụng ức chế mạnh tới sự hấp thu sắt. Hơn nữa, trà hay cà phê cũng có thể làm giảm sự hấp thu các chất khác như kẽm, magie và canxi. Bất cứ đồ uống nóng nào cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn trong các thực phẩm bổ sung probiotic.

Giải pháp: Tốt nhất, nên thay thế trà hoặc cà phê bằng nước tinh khiết, nước hoa quả nguyên chất. Nếu có bổ sung vitamin hoặc probiotic, nên uống trước hoặc sau 1 giờ trước khi ăn, bởi uống đồ nóng để không làm mất cân bằng lượng vi khuẩn tốt trong đường ruột.

Xem thêm: 5 điều tuyệt đối không nên làm sau khi ăn

2. Chỉ ăn thực phẩm giàu chất xơ

Chỉ ăn thực phẩm giàu chất xơ

Hầu hết chúng ta thường nghĩ rằng việc bổ sung chất xơ bằng thực phẩm là tốt mà không tìm hiểu rõ về cơ chế tác động của nó đến cơ thể. Các thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, các loại hạt và bánh mì có chứa chất Bran và Phytates có thể liên kết với các khoáng chất trong ruột, làm giảm sự hấp thu chất sắt có trong các thực phẩm như rau, ngũ cốc - lên đến 65%. Bên cạnh đó, các chất này cũng làm giảm sự hấp thu kẽm, canxi và mangan cho cơ thể. Tuy nhiên, vấn đề này không xảy ra khi ăn bánh mì lên men (bột nhào ủ men), vì men phân hủy chất phytates.

Giải pháp: Nếu bạn đang tuân theo chế độ ăn nhiều chất xơ, hãy đảm bảo nạp đủ lượng canxi (ví dụ như sữa, các sản phẩm từ sữa, bông cải xanh, các loại hạt). Chẳng hạn, một lít sữa có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể. Vitamin C (như nước cam) có thể làm tăng sự hấp thu sắt non-haem từ thực vật.

3. Uống thuốc tránh thai

Uống thuốc tránh thai

Một số nghiên cứu được tiến hành, trong đó có báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới - WHO phát hiện ra rằng, việc dùng thuốc tránh thai hàng ngày có thể làm giảm lượng acid folic, vitamin B2, B6, B12, Vitamin C và E, magie, selen và kẽm hấp thu vào cơ thể.

Lý do tại sao thuốc tránh thai làm ảnh hưởng đến lượng vitamin và khoáng chất trong máu nhiều người vẫn chưa hiểu một cách đầy đủ nhưng có thể 1 phần là do việc lưu giữ chất lỏng.

Estrogenprogestogens được sử dụng trong thuốc tránh thai là các steroid hormones có thể tác dụng lên thận, giữ nước trong cơ thể. Chúng có khuynh hướng làm giảm natri và nước, làm loãng nồng độ các vi chất dinh dưỡng trong máu. Bên cạnh đó, cũng có những mối quan ngại rằng thuốc tránh thai có thể làm giảm sự hấp thu các vitamin như axit folic và tăng bài tiết qua thận.

Điều này có thể dẫn đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng - đặc biệt là axit folate/folic, khi mang thai, làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi (nếu có thai trong khi dùng thuốc hoặc ngay sau khi ngừng thuốc). Mức độ vitamin B2 thấp hơn bình thường có thể giải thích chứng đau đầu mà một số phụ nữ từng sử dụng thuốc tránh thai gặp phải.

Giải pháp: Điều quan trọng nhất là tuân theo chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng bao gồm ăn nhiều trái cây và rau quả. Hãy đặt mục tiêu ăn 5 phần mỗi ngày, bao gồm rau lá xanh đậm, hạt và các loại đậu. Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, hãy bổ sung thêm vitamin và khoáng chất tốt cho em bé.

4. Lạm dụng thuốc nhuận tràng

Lạm dụng thuốc nhuận tràng

Natri picosulfat và bisacodyl là hoạt chất chính trong thuốc kích thích nhuận tràng đường uống, dùng để điều trị táo bón và thụt tháo đại tràng trước khi chụp chiếu hay phẫu thuật đại tràng.

Thuốc nhuận tràng thường được dùng để điều trị táo bón do có tác dụng hỗ trợ nhu động ruột, giúp điều hòa nhanh tình trạng vận chuyển phân trong ruột. Một số người khi bị táo bón có khuynh hướng lạm dụng thuốc nhuận tràng, kể cả dạng uống và dạng bơm vào trực tràng. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có tác dụng ngắn hạn và chỉ nên dùng trong 3-4 ngày. Nếu dùng quá lâu có thể gây ảnh hưởng không tốt lên màng nhày ruột.

Hơn nữa, người bệnh sẽ bị lệ thuộc thuốc, ruột trở nên lười biếng, nhu động ruột kém, dẫn đến táo bón nặng hơn. Bệnh dần trở thành mạn tính và sẽ trầm trọng thêm khi tuổi càng cao.

Giải pháp: Một chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước sẽ giúp bạn hạn chế việc phải phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng. Chất xơ có nhiều trong gạo, ngũ cốc toàn phần, rau các loại và trái cây khô. Cần nhai kỹ khi ăn để nghiền nhỏ thực phẩm, giúp các men tiêu hóa trong dạ dày và ruột được tiết ra đầy đủ, uống nhiều nước trong ngày, đi đại tiện thường xuyên và tập thể dục đều đặn. Hạn chế thực phẩm kích thích dạ dày như trà, cà phê, thuốc lá, nước uống có ga…

Tập trung vào nguồn cung cấp như magie (thực vật, các loại hạt, hải sản và socola đen), bởi thiếu magie là nguyên nhân phổ biến dẫn đến quá trình tiêu hóa bị chậm. Bên cạnh đó, dung nạp thêm các thực phẩm chứa probiotic để cải thiện sức khỏe và chức năng đường ruột.

Nên đi khám ở chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và tư vấn dùng thuốc, không được tự ý dùng thuốc khiến bệnh càng nặng hơn và dễ gặp tác dụng phụ do thuốc gây ra.

5. Dùng thuốc kháng sinh

Dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh, đặc biệt là các loại thuốc có chứa penicillin có thể can thiệp vào quá trình hấp thu vitamin K và giết chết các vi khuẩn probiotic trong ruột già. Thuốc kháng sinh Tetracycline có thể làm giảm sự hấp thụ canxi trong sữa. Cơ thể có nguy cơ thiếu canxi nếu sử dụng lâu dài.

Hầu hết các loại kháng sinh phổ rộng có thể diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn tốt và xấu. Điều này có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy hay nhiễm nấm Candida, cũng như góp phần gây ra các triệu chứng liên quan đến hội chứng ruột kích thích, chẳng hạn như đầy bụng và táo bón.

Ngày nay, khoa học chỉ ra rằng quan niệm này không còn đúng, đặc biệt là với những loại kháng sinh không bền trong môi trường axit (có tính chua) như: penicilin, ampicilin, amoxycilin, augmentin, unacyl, cloxacylin, oxacili...

  • Khi uống kèm kháng sinh với vitamin C sẽ làm biến tính kháng sinh, mất hiệu quả điều trị. Như vậy không những không diệt được vi khuẩn gây bệnh mà còn làm cho vi khuẩn đề kháng với kháng sinh.
  • Uống thuốc với sữa, sữa chua, nước ngọt, nước có ga, nước canh... có thể tạo ra kết tủa, giảm sự hấp thu thuốc kháng sinh. Với các loại nước có ga, nó sẽ làm tăng mức độ ảnh hưởng đến dạ dày. Chính vì vậy, an toàn nhất vẫn là uống thuốc với nước lọc.

Bên cạnh đó, thời gian uống thuốc cũng cần chia đều, tránh tình trạng lần thì uống gần nhau quá, lần thì xa nhau quá khiến hiệu quả điều trị bị suy giảm.

Với trẻ nhỏ, đặc điểm của cơ thể là các enzym chuyển hóa thuốc chưa phát triển đầy đủ, vì thế, khi sử dụng thuốc, cần dùng đúng chế phẩm dành cho em bé, chứ không phải lấy thuốc của người lớn chia đôi, chia ba cho bé uống. Ngoài ra, nếu phải sử dụng kháng sinh liên tục, bé thường bị loạn khuẩn đường ruột nên cần phải sử dụng thuốc theo đơn.

Giải pháp: Nếu bạn phải dùng kháng sinh trong một thời gian dài, hãy bổ sung thêm lượng vitamin K từ súp lơ, bông cải xanh, rau lá xanh thẫm và thực phẩm lên men. Bên cạnh đó, bổ sung thêm canxi, magie từ thực phẩm. Canxi được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa, trứng, bông cải xanh, các loại hạt và đậu; còn magiê có trong các loại hạt nhân, hạt, đậu và sôcôla đen. Hãy nhớ rằng nên uống sữa sau 1 tiếng uống thuốc kháng sinh.

Tuy nhiên, đối với những loại kháng sinh lâu dài, một loại thuốc vitamin tổng hợp và bổ sung khoáng chất cũng là một ý tưởng hay, cùng việc bổ sung probiotic mỗi ngày để bổ sung vi khuẩn tiêu hoá của ruột.

Ngoài ra, một điều cũng rất quan trọng để đảm bảo lượng vitamin D là tăng cường sự miễn dịch. Đón nắng dịu nhẹ 10 phút mà không bôi kem chống nắng. Nguồn thực phẩm vitamin D bao gồm cá dầu, gan, trứng hoặc các thực phẩm bổ sung.

6. Dùng kem chống nắng quá nhiều

Dùng kem chống nắng quá nhiều

Thông thường, nhiều người trong chúng ta có suy nghĩ rằng bôi càng nhiều kem thì hiệu quả chống nắng càng cao. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là một quan niệm sai lầm vì dù cho chúng ta có dùng nhiều kem đến thế nào đi chăng nữa thì hiệu quả chống nắng cũng chỉ như vậy, không tăng thêm. Hơn thế nữa, việc bôi quá nhiều kem sẽ khiến cho lỗ chân lông bị bít kín rất dễ gây ra mụn, kích ứng và tình trạng lão hóa. Vậy nên chỉ thoa một lượng vừa đủ cho làn da thôi nhé.

Kem chống nắng rất quan trọng, tuy nhiên việc sử dụng kem chống nắng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D, không tốt cho xương và các khía cạnh khác của sức khỏe. Sự thiếu hụt này cũng làm giảm lượng canxi hấp thu vào cơ thể.

Giải pháp: Xem xét việc bổ sung vitamin D. Cơ quan Y tế Cộng đồng Anh (NHS) khuyên mọi người nên uống 10mg vitamin D3 trong suốt mùa thu và mùa đông.

7. Chứng ợ nóng

Chứng ợ nóng

Chứng ợ nóng không gây nguy hiểm như bệnh tim. Chứng ợ nóng gây nên do chất axit của dạ dày tràn ngược lên thực quản (ống dẫn thức ăn nối liền giữa miệng và dạ dày). Dạ dày có thể tiêu hóa thức ăn nhờ vào những axit được tiết ra trong đó. Những chất này rất mạnh và có thể gây nguy hại nếu dạ dày không được một lớp màng đặc biệt bao bọc.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi axit tràn ra khỏi dạ dày, lên đến thực quản, nơi không được bảo vệ bởi lớp màng đặc biệt đó? Đơn giản, bạn sẽ có những cảm giác như bị thiêu đốt trong lồng ngực, gần trái tim (nơi thực quản nối với dạ dày). Khi chứng này hơi nặng, cảm giác đó có thể trở thành đau nhói, đến nỗi bạn tưởng rằng mình đang bị chứng đau tim cấp tính.

Giải pháp: Các phương pháp được thu thập từ những bác sĩ và chuyên gia có kinh nghiệm dưới đây có thể sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác thiêu đốt này và đối phó với các biến chứng có thể gặp.

  • Đừng để dạ dày quá đầy. Dạ dày giống như một hồ nước. Khi liên tục bỏ nhiều thứ vào, hồ nước này sẽ đầy và tràn ra ngoài. Lúc đó, bạn sẽ bị chứng ợ nóng. Nếu lúc này, bạn không hiểu rõ căn bệnh mà tiếp tục ăn thêm nữa, cơn đau sẽ càng tăng. Vì vậy, cách chữa trị hữu hiệu nhất là ngưng ăn.
  • Đừng nằm nghỉ khi đau. Hãy thử tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra khi hồ nước đầy bị nghiêng? Axit tràn ra và bạn sẽ bị đau. Vì thế, hãy ngồi hoặc đứng khi bị chứng này để dạ dày đẩy một phần thức ăn xuống đường ruột.
  • Có thể xoa dịu bằng thuốc đau dạ dày. Các loại thuốc trị đau dạ dày thông thường như Mylanta, Maalox... có chứa antacid, một chất thuộc loại kiềm, có thể trung hòa được axit. Ngoài ra, bạn có thể dùng những thuốc khác, miễn là chứa chất antacid. Có hai loại antacid thông thường được bán tự do tại các nhà thuốc tây là Alumium Hydroxide và Magnesium Hydroxide. Cả hai chất này đều không tốt khi dùng nhiều: chất Alumium Hydroxide nếu dùng nhiều sẽ gây táo bón và Magnesium Hydroxide thì ngược lại, gây bệnh tiêu chảy. Vì thế, bạn nên chọn những thuốc có chứa cả hai loại trên, chúng sẽ trung hòa ảnh hưởng của nhau.
  • Tránh thực phẩm dễ gây chứng ợ nóng. Khi bị chứng này, bạn nên tránh ăn những chất có chứa nhiều mỡ, thịt và canxi. Đừng uống rượu hoặc những chất có vị chua. Nhất là đừng ăn nếp (như xôi hay cơm nếp).
  • Nới lỏng dây lưng ra. Có thể do bạn thắt lưng quá chặt hoặc dùng những loại nịt dày khác làm cho bụng thon lại. Nhưng hãy nhớ rằng, những loại nịt này đều làm giảm thể tích của hồ nước trong bao tử đó.

Xem thêm: Làm thế nào để "stop" chứng tim đập nhanh chỉ trong vòng một phút?

8. Statin - nhóm thuốc chuyên dùng để điều trị rối loạn lipid máu

Statin

Statin - nhóm thuốc chuyên dùng để điều trị rối loạn lipid máu có các tác dụng phụ bao gồm:

  • Gây tiêu cơ vân: Thuốc gây tổn thương, tiêu cơ vân, giải phóng ra các chất bên trong tế bào trong đó có myoglobulin làm nghẽn thận dẫn đến suy thận gây tử vong.
  • Làm thay đổi chức năng gan: Statin chuyển hóa, không tích lũy ở gan, không gây độc cho gan nhưng một số người dùng statin bị tăng enzym gan. Nếu thấy enzym gan tăng bất thường, cần theo dõi chặt chẽ, ngừng hẳn thuốc nếu enzym gan tăng gấp 3 lần so với mức bình thường. Thận trọng với người nghiện rượu, viêm gan tắc mật do chức năng gan suy giảm, thuốc khó dung nạp, chuyển hóa.
  • Với người có thai, cho con bú: Cholesterol là nguyên liệu cần thiết để tổng hợp các chất khác (như hormon), statin ức chế tổng hợp cholesterol gây hại cho quá trình phát triển thai. Hơn nữa, statin còn tiết vào sữa… Vì vậy, không dùng cho người có thai, cho con bú.

Chính vì thế, các hãng sản xuất statin đã ghi cảnh báo lên nhãn và khuyến cáo nếu người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ăn mất ngon, tiểu vàng, đau bụng, bị vàng da, phải thông báo ngay cho thầy thuốc.

Hãy nhớ rằng: Khi dùng statin, đơn chỉ được phép dùng trong khung liều quy định. Nếu dùng statin phối hợp với các thuốc chế cytochrom P-450 hay fibrat…, phải dùng ở liều thấp hơn nhiều, cần tham khảo liều để chỉ dùng ở liều tối thiểu có hiệu lực và an toàn.

Xem thêm: Đây là lý do tại sao bạn không nên làm việc quá 8 tiếng một ngày

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Sáu, 14/07/2017 09:30
51 👨 807
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình