Mụn cóc bàn chân là gì? Cách điều trị mụn cóc bàn chân như thế nào? Hãy cùng Quantrimang.com tìm hiểu nhé!
- 8 dấu hiệu bất thường trên da cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe
- 11 hiểu lầm phổ biến nhất mà hàng tỉ người trên thế giới vẫn tin sái cổ
- 10 công dụng tuyệt vời của thuốc Aspirin có thể bạn chưa biết
Mụn cóc là những cục u lành tính có kích thước nhỏ, dày phát triển trên da do vi-rút Human Papillomavirus hay HPV (một trong những virut lây nhiễm qua đường tình dục) gây ra.
Mụn cóc mọc ở lòng bàn chân gây khó chịu trong khi đi lại, giống như có đá trong giày. Mụn cóc thường xuất hiện ở mặt lòng bàn chân nơi chịu nhiều áp lực nhất, khiến mụn cóc mọc phẳng nhưng nằm sâu dưới da.
Hầu hết, các trường hợp mụn cóc bàn chân đều không cần đến sự chăm sóc hay điều trị từ bác sĩ. Bạn có thể điều trị và ngăn ngừa mụn cóc mọc trở lại chỉ bằng vài bước đơn giản có thể thực hiện tại nhà. Dưới đây là 3 phương pháp điều trị mụn cóc bàn chân vĩnh viễn mà đơn giản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
Phương pháp 1: Điều trị mụn cóc bàn chân tại nhà
1. Nhận biết được hạn chế nguyên liệu tại nhà
Mặc dù việc điều trị mụn cóc bàn chân tại nhà hiệu quả nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nếu muốn mụn cóc biến mất nhanh chóng, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, việc xóa bỏ mụn cóc vĩnh viễn cũng cần thời gian, ngay cả khi được bác sĩ điều trị.
- Mụn cóc bàn chân thường tự biến mất và không để lại sẹo nhưng mất khoảng vài tháng. Bên cạnh đó, mụn cóc có thể gây đau đớn và khiến bạn khó di chuyển.
2. Chuẩn bị trước khi điều trị mụn cóc bàn chân
Trước tiên, làm mềm phần đầu mụn cóc bằng cách ngâm chân vào nước ấm vài phút. Sau đó, dùng đá bọt hoặc dụng cụ dũa móng để mài bớt phần da trên mụn cóc.
- Lưu ý: không dùng đá bọt hoặc dũa móng chà mụn cóc để chà lên vị trí khác trên cơ thể tránh lây lan vi-rút.
- Mài lớp da chết bên trên sẽ giúp nguyên liệu điều trị thấm sâu hơn vào mụn cóc.
3. Dùng axit salicylic
Hiện nay, có nhiều sản phẩm không kê đơn dùng thoa trực tiếp trên da như Compound W để điều trị mụn cóc bàn chân bằng axit salicylic. Sản phẩm có dạng lỏng, gel hoặc miếng dán. Nhớ tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì để loại bỏ mụn cóc thành công.
- Điều trị bằng axit salicylic không gây đau nhưng sẽ mất khoảng vài tuần mới cho kết quả.
4. Dùng băng keo
Cắt băng keo theo đúng kích thước mụn cóc rồi dán lên mụn cóc tối đa 6 ngày. Vào ngày thứ 7, gỡ băng keo ra rồi ngâm chân trong nước ấm khoảng 5 phút để làm mềm da chết trên mụn cóc. Sau đó, dùng đá bọt hoặc dụng cụ dũa móng mài lớp da trên mụn cóc, thay băng keo mới và dán băng keo 6 ngày tiếp theo.
- Không dùng đá bọt hoặc dũa móng đã mài mụn cóc cho những mục đích khác.
- Quy trình điều trị có thể mất vài tuần mới hiệu quả.
- Mặc dù cơ chế hoạt động này chưa được xác định nhưng nhiều người cho biết phương pháp này mang lại kết quả tốt.
5. Nghiên cứu hợp chất đông lạnh tại nhà
Quy trình đông lạnh sẽ cắt giảm tuần hoàn máu đến mụn cóc. Hiện nay, có nhiều loại thuốc không kê toa có thể dùng tại nhà để đông lạnh mụn cóc, như Compound W Freeze Off và Dr. Scholl’s Freeze Away. Nhớ đọc kỹ và tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm.
- Quy trình đông lạnh mụn cóc tại nhà có thể hơi khó chịu và gây đau đớn. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể dùng thuốc gây tê cục bộ để đông lạnh mụn cóc sâu hơn.
6. Xác định xem có nên đi khám bác sĩ không
Mặc dù mụn cóc bàn chân có thể điều trị tại nhà nhưng cũng có trường hợp cần đến sự chăm sóc của bác sĩ. Hãy đến khám ngay nếu có biến chứng sau:
- Mụn cóc không biến mất sau khi điều trị tại nhà hoặc biến mất nhưng lại tái phát nhanh chóng.
- Mụn cóc phát triển lớn hơn hoặc xuất hiện thành cụm. Trường hợp này có thể là mụn cóc Mosaic (mụn cóc mọc thành cụm nhỏ mọc dưới lòng bàn chân hoặc gót chân).
- Mụn cóc bắt đầu xuất huyết hoặc cảm thấy đau hơn sau khi điều trị.
- Mụn cóc trở nên sưng đỏ hoặc bắt đầu chảy mủ. Đó là dấu hiệu nhiễm trùng.
- Nếu bị tiểu đường, mắc bệnh mạch máu ngoại biên hoặc bệnh động mạch vành, không được chữa mụn cóc tại nhà mà phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa chân để được theo dõi nguồn cung cấp máu từ mạch máu ngoại biên đến chân, đồng thời điều trị mụn cóc. Bởi những bệnh lý này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc chết mô do tuần hoàn máu kém.
Phương pháp 2: Nhờ bác sĩ điều trị mụn cóc bàn chân
1. Trao đổi với bác sĩ về loại axit lột da mạnh hơn
Axit salicylic không kê toa là chất lột da dùng để giảm kích thước mụn cóc. Tuy nhiên, khi điều trị tại nhà không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn loại axit lột da mạnh hơn như axit bichloracetic hoặc axit trichloroacetic. Để điều trị khỏi, bạn có thể cần tái điều trị nhiều lần và bác sĩ có thể yêu cầu dùng thêm axit salicylic tại nhà.
2. Trao đổi với bác sĩ về liệu pháp làm lạnh
Tương tự như hợp chất đông lạnh tại nhà, liệu pháp đông lạnh dùng nitrogen dạng lỏng có tác dụng làm đông lạnh mô mụn cóc. Sau khi điều trị, mụn nước sẽ hình thành, lành lại rồi bong khỏi da mang theo toàn bộ hoặc một phần mụn cóc.
- Liệu pháp làm lạnh có thể gây đau và thường không dùng cho trẻ nhỏ. Bác sĩ có thể dùng thuốc gây tê cục bộ, tùy thuộc vào kích thước mụn cóc.
- Khi điều trị bằng liệu pháp làm lạnh, bạn cần đến gặp bác sĩ nhiều lần mới thấy được hiệu quả.
3. Trao đổi với bác sĩ về phương pháp điều trị bằng laser
Có hai quy trình dùng laser để loại bỏ mụn cóc: đầu tiên là tia laser cắt mụn cóc khỏi da, hai là tia laser đốt mạch máu đưa máu đến mụn cóc và tiêu diệt mụn cóc. Phẫu thuật bằng laser có thể gây đau đớn và mất nhiều thời gian lành lại. Bệnh nhân có thể được dùng thuốc gây tê cục bộ và xuất viện ngay sau khi phẫu thuật.
4. Trao đổi với bác sĩ về liệu pháp miễn dịch
Trong liệu pháp miễn dịch này, bác sĩ sẽ tiêm một mũi kháng nguyên vào mụn cóc. Hay nói cách khác, bác sĩ sẽ tiêm độc tố vào mụn cóc để kích thích hệ miễn dịch chống lại vi-rút. Phương pháp này dùng cho trường hợp mụn cóc khó chữa khỏi hoặc kháng các phương pháp điều trị khác.
5. Nếu vẫn chưa điều trị được mụn cóc, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về phương án phẫu thuật
Bác sĩ chuyên khoa chân có thể dùng kỹ thuật cắt bỏ mụn cóc bằng cách dùng kim điện để tiêu diệt mô quanh mụn cóc và loại bỏ mụn cóc hoàn toàn. Quy trình này có thể gây đau và để lại mô sẹo nhưng hiệu quả và mang lại kết quả lâu dài.
- TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự cắt mụn cóc tại nhà. Bởi tự cắt mụn cóc tại nhà có thể gây xuất huyết và nhiễm trùng nếu không dùng đúng dụng cụ và trong môi trường tiệt trùng.
Phương pháp 3. Xác định và ngăn ngừa mụn cóc bàn chân
1. Xác định nguy cơ mắc mụn cóc bàn chân
Mụn cóc là do tiếp xúc với vi-rút Human Papillomavirus (HPV). Hiện có hơn 120 chủng HPV khác nhau nhưng chỉ có 5-6 chủng gây mụn cóc bàn chân. Vi-rút xâm nhập thông qua tiếp xúc với vảy da bị nhiễm vi-rút.
- Các vận động viên tắm rửa ở nơi công cộng có nguy cơ cao mắc mụn cóc bàn chân do có nhiều người và thường không bảo vệ chân. Ví dụ, vận động viên bơi lội (cả trong nhà và ngoài trời vào mùa hè) có nguy cơ cao mắc mụn cóc bàn chân nếu dùng phòng tắm công cộng và đi lại quanh hồ bơi. Bên cạnh đó, nguy cơ này cũng cao ở người dùng chung phòng thay đồ ở khu tập thể hình, phòng tắm vòi sen, khu vực bồn tắm nước nóng - nơi nhiều người đi lại bằng chân trần.
- Da chân nứt nẻ hoặc lột da sẽ tạo điều kiện cho vi-rút xâm nhập vào cơ thể. Chân ẩm ướt hoặc đổ mồ hôi suốt cả ngày cũng có nguy cơ cao mắc phải do tiếp xúc quá nhiều với độ ẩm, tăng nguy cơ vi-rút xâm nhập vào cơ thể.
- Người từng bị mụn cóc bàn chân có nguy cơ tái phát cao. Nặn/bóp mụn cóc có thể khiến vi-rút dễ dàng lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể.
- Người có hệ miễn dịch yếu do bệnh tật như tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, nhiễm vi-rút Epstein-Barr, ung thư, điều trị ung thư, người được điều trị viêm khớp vảy nến hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.
2. Quan sát vị trí nghi ngờ là mụn cóc bàn chân
Đó có thể là vùng da nhỏ, cứng và phẳng, bề mặt xù xì và có viền xung quanh. Mặc dù giống như vết chai sần nhưng mụn cóc bàn chân là do nhiễm khuẩn. Có 2 dạng mụn cóc bàn chân: mụn cóc đơn hoặc mụn cóc mọc thành cụm (mụn cóc bàn chân Mosaic).
- Mụn đơn sẽ tăng kích thước và sinh sôi thành nhiều mụn cóc đơn mọc tỏa ra từ mụn cóc ban đầu.
- Mụn cóc Mosaic là cụm mụn cóc mọc dính vào nhau (không có da ở giữa), không mọc tỏa ra mà mọc sát với nhau, giống như mụn cóc lớn. Mụn cóc Mosaic khó điều trị hơn mụn cóc đơn.
3. Đánh giá triệu chứng thứ phát
Mụn cóc bàn chân có gây đau đớn không? Mặc dù giống như vết chai sần dưới lòng bàn chân nhưng mụn cóc thường gây đau khi đứng dậy và khi bị ma sát. Quan sát chấm đen bên trong vùng da dày, nó được gọi là “hạt mụn cóc” nhưng thực ra là các mạch máu nhỏ mắc kẹt trong mụn cóc.
4. Cẩn thận mụn cóc lan rộng
Mụn cóc có thể lây từ người này qua người khác và lây lan trên chính cơ thể bạn. 3 mụn cóc bàn chân nhỏ có thể nhanh chóng lan rộng thành 10 mụn cóc và rất khó điều trị. Cũng giống như hầu hết các bệnh khác, mụn cóc được phát hiện và điều trị sớm sẽ loại bỏ hiệu quả hơn.
5. Ngăn ngừa mụn cóc mới
Sau khi điều trị, bạn có nguy cơ cao bị nhiễm HPV hơn, dẫn đến hình thành mụn cóc mới. Để ngăn ngừa, bạn nên:
- Mang dép hoặc giày chống nước ở nơi công cộng, phòng tắm, phòng thay đồ, phòng xông hơi, hồ bơi hoặc bồn tắm nước nóng công cộng.
- Luôn giữ chân khô sạch.
- Thay vớ mỗi ngày và dùng bột giữ khô chân trong trường hợp chân đổ nhiều mồ hôi.
- Thoa dầu dừa lên chân vào buổi tối trước khi đi ngủ để ngăn da chân nứt nẻ và lột da. Nhớ mang vớ sau khi thoa dầu dừa lên bàn chân.
6. Tránh lây mụn cóc cho người khác
- Không gãi hoặc nặn/bóp mụn cóc để tránh lây cho người khác hoặc lây ra các vị trí khác trên cơ thể.
- Không chạm vào mụn cóc của người khác và không dùng chung vớ/giày dép.
- Mang dép kẹp hoặc giày chống nước khi trong nhà tắm để tránh lây mụn cóc cho các thành viên khác trong gia đình.
- Không để quần áo, khăn tắm và vớ trên sàn phòng thay đồ công cộng và khu vực hồ bơi.
Xem thêm: Cách loại bỏ mụn trứng cá hiệu quả chỉ trong 1 ngày
Những câu hỏi thường gặp về mụn cóc bàn chân
Sự khác biệt giữa mụn cóc ở lòng bàn chân và vết chai chân là gì?
Mụn cóc ở lòng bàn chân là một cục u thô hình thành ở lòng bàn chân của bạn. HPV gây ra mụn cóc ở lòng bàn chân. Chúng có thể lây lan.
Vết chai là sự tích tụ của lớp da nhỏ, tròn, cứng và dày. Vết chai có thể xuất hiện ở bàn chân hoặc bàn tay và ngón tay của bạn. Ma sát, cọ xát, kích ứng hoặc áp lực liên tục lên da sẽ gây ra vết chai. Chúng không lây lan.
Sự khác biệt giữa mụn cóc thông thường và mụn cóc ở lòng bàn chân là gì?
Mụn cóc thông thường (mụn cóc lòng bàn tay) hình thành trên bàn tay và ngón tay của bạn. Chúng là loại mụn cóc phổ biến nhất.
Mụn cóc ở lòng bàn chân xuất hiện ở lòng bàn chân của bạn.
Mụn cóc ở lòng bàn chân có phải là STD không?
Không, mụn cóc ở lòng bàn chân không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI hoặc STD). HPV gây ra mụn cóc, nhưng có hơn 100 loại HPV.
Các loại HPV 1, 2, 3, 4, 27 và 57 gây ra mụn cóc ở lòng bàn chân. Tiếp xúc tình dục da kề da không lây lan các loại HPV này, vì vậy chúng không phải là STD.
Các loại HPV 6 và 11 gây ra hầu hết các trường hợp mụn cóc sinh dục. Tiếp xúc tình dục da kề da lây lan các loại HPV này, vì vậy chúng là STD.
Chúc các bạn vui vẻ!