8 lầm tưởng về chạy bộ, ai cũng nên biết để chạy hiệu quả hơn

Chạy bộ là môn thể thao phổ biến được nhiều người lựa chọn để rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều người hiểu sai về chạy bộ khiến việc luyện tập không đạt hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là những lầm tưởng về chạy bộ, ai cũng nên biết để chạy hiệu quả hơn.

Chạy bộ

Chạy bộ giúp bạn giảm cân hiệu quả

Chạy bộ không phải là bài tập tốt nhất nếu mục tiêu chính của bạn là giảm cân. Nhiều người thường lầm tưởng về số lượng calo đốt cháy được khi chạy bộ và sẽ tiêu thụ nhiều calo hơn sau đó. Vì vậy, nếu mục tiêu của bạn là giảm cân thì nên tập trung vào các môn luyện tập cường độ cao như đạp xe và các bài tập rèn luyện sức mạnh.

Chạy càng nhanh càng tốt

Một số người cho rằng, cần phải chạy tới tốc độ nhanh thì mới tốt, mới khỏe. Tuy nhiên, việc chạy nhanh hơn mức có thể sẽ khiến cơ thể bạn phải căng thẳng quá mức để duy trì cường độ cao và có thể nguy hiểm vì dễ dẫn đến chấn thương.

Tốt nhất, khi chạy bộ bạn nên tăng tốc độ một quãng đường ngắn rồi giảm tốc độ xuống một chút. Điều này sẽ giúp bạn tăng sức chịu đựng của bản thân.

Thay giày sau mỗi 300 dặm

Thay giày sau mỗi 300 dặm (480 km)

Nhiều người cho rằng, nên thay giày sau mỗi 250-500 dặm (400-800km). Tuy nhiên, ngay cả sau khi hoàn thành hơn 600 dặm (965km) thì những đôi giày chất lượng tốt vẫn có thể hoạt động bình thường.

Vì vậy, tùy loại giày và thương hiệu giày mà bạn có thể quyết định cần mua một đôi giày mới ở thời điểm nào.

Ngoài ra, tùy từng địa hình bạn chạy mà chọn giày chạy bộ khác nhau. Ví dụ, chạy trên đường phố, chân chịu nhiều áp lực hơn, nên cần loại giày tốt hơn so với chạy trên máy chạy bộ.

Chạy bộ làm hỏng đầu gối của bạn

Sự thật là chạy bộ thậm chí còn giúp đầu gối của bạn khỏe hơn về lâu dài. Ngoài ra, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chạy marathon có tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối thấp hơn 50% so với người đi bộ.

Chạy bộ làm hỏng đầu gối của bạn

Phải kéo căng cơ trước khi chạy

Hầu hết mọi người đều cho rằng căng cơ trước khi chạy có thể ngăn ngừa chấn thương. Tuy nhiên, chưa hề có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều đó hay chỉ ra rằng việc kéo căng cơ sẽ làm cho hiệu suất của bạn tốt hơn.

Thực tế các động tác giãn cơ như nhảy cao đầu gối, xoay chân sang một bên, ngồi xổm và đi bộ lung tung sẽ lợi trước khi bạn chạy vào sáng Chủ nhật hoặc trước khi chạy marathon.

Đi bộ thư giãn không có tác dụng

Thực tế, đi bộ ngắn trong khi chạy sẽ giúp các khớp được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng, giúp tăng sức bền.

Những người mới bắt đầu chạy bộ có thể đi bộ và từ từ tăng tốc độ.

Người gầy chạy nhanh hơn người béo

Sự thật là người béo không có nghĩa là chạy chậm hơn. Đôi khi, người béo, với tỷ lệ phần trăm khối lượng cơ tốt lại chạy nhanh hơn những người rất mảnh mai do thiếu khối lượng cơ.

Thích chạy là chạy

Sự thật là nếu muốn cải thiện hiệu suất, tăng khả năng chịu đựng, ngăn ngừa chấn thương và cải thiện sản lượng cơ bắp bạn nên bắt đầu tập luyện sức mạnh cho chân và phần trên cơ thể.

Thứ Sáu, 14/10/2022 15:40
52 👨 2.167
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình