Nhảy dây là bài tập cardio, một trong những bài tập thể dục quen thuộc với nhiều người. Bại tập nhảy dây rất đơn giản nhưng lại có tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp giảm cân, tăng chiều cao... nên thường được nhiều người lựa chọn để luyện tập tại nhà. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng của nhảy dây, nhảy dây đúng cách để mang lại hiệu quả tối đa.
Tác dụng của nhảy dây
1. Tăng cường khả năng phối hợp của cơ thể
Để thực hiện bài tập nhảy dây, các bộ phận trong cơ thể phải phối hợp với nhau nhịp nhàng đồng thời giữ cho cơ thể cân bằng. Vì vậy, việc nhảy dây sẽ giúp cơ thể bạn phối hợp tốt hơn.
2. Nhảy dây giúp giảm thiểu chấn thương chân
Nhảy dây giúp nâng cao sức mạnh của các cơ xung quanh khớp mắt cá chân và bàn chân.
Từ đó giúp giảm thiểu được nguy cơ chấn thương chân và cổ chân khi tham gia các môn thể thao khác.
3. Đốt năng lượng và giảm cân
Một phút nhảy dây có thể đốt tới 10 calorie đối với một người có thể trạng trung bình.
Nhảy dây 30 phút sẽ đốt cháy nhiều năng lượng hơn so với chạy bộ nhẹ trong cùng thời gian.
Theo tờ Science Daily, nhảy dây 10 phút tiêu hao mức năng lượng với chạy một dặm trong vòng 8 phút.
Khi nhảy dây, chúng ta thường siết chặt cơ bụng nên sẽ giúp giảm mỡ bụng nhưng nhớ hãy siết cơ bụng trong quá trình nhảy dây nhé.
3. Tăng cường mật độ xương
Nhảy lên và xuống là bài tập tốt nhất và đơn giản nhất để tăng cường mật độ xương. Bài tập nhảy dây còn không làm ảnh hưởng tới các khớp xương như chạy bộ.
Lưu ý: Với những người từng bị gãy xương hoặc gia đình có tiền sử về bệnh loãng xương, trước khi tập nhảy nên tham khảo ý kiến chuyên gia.
4. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Việc nhảy dây có tác dụng lớn tới phổi và tim mạch.
Theo khuyến cáo, để cải thiện sức khỏe của phổi và tim mạch nên nhảy dây 3-5 lần một tuần, mỗi lần từ 12-20 phút.
5. Tăng cường khả năng thở hiệu quả
Nhảy dây còn có tác dụng giúp chúng ta thở một cách hiệu quả. Khi tập nhảy dây trong thời gian dài, bạn sẽ thấy rõ ràng việc duy trì hơi thở của mình sẽ tốt hơn, không còn hụt hơi khi vận động mạnh nữa.
6. Nhảy dây giúp bạn thông minh hơn
Việc nhảy dây giúp hoàn thiện sự phát triển của bán cầu não trái và phải từ đó giúp tăng nhận thức, cải thiện khả năng đọc, tăng cường trí nhớ và các giác quan.
Nhảy dây đúng cách
Bài tập nhảy dây giúp tăng chiều cao
Bước 1: Nhảy bằng 2 chân
Nhảy lên bằng cả hai chân và tiếp đất đồng thời bằng 2 chân. Chỉ đủ để chân vượt qua được dây, không nhất thiết phải nhảy cao. Thực hiện động tác trong 1 phút.
Bước 2: Nhảy thay thế chân
Thực hiện trong 1 phút.
Bước 3: Nhảy nâng cao chân
Nhảy thay thế chân và nâng cao đầu gối 1 góc 90 độ trong mỗi lần nhảy. Nhảy trong 1 phút và sau đó nghỉ ngơi 1 phút.
Bước 4: Nhảy một chân theo nhịp điệu
Nhảy mỗi chân khoảng 1 phút.
Lưu ý
Bạn có thể thực hiện các động tác nhảy của bước 1,2,3,4 trong vòng 5 phút. Hoặc nhảy từng bước trong khoảng 1 phút, nghỉ ngơi trong 1 phút tiếp theo và thực tiệp bước tiếp theo.
Cố gắng hoàn thành 600 lần nhảy trong mỗi lần luyện tập để đạt hiệu quả tăng chiều cao tốt nhất .
Lưu ý khi nhảy dây để đạt hiệu quả cao, an toàn sức khỏe
- Khởi động thật kỹ các khớp gối, hông, cổ tay, cánh tay, cổ chân, gối để tránh những chấn thương trong lúc luyện tập.
- Nhảy dây với tốc độ tăng dần.
- Nên điều khiển chân, khớp gối bật ở độ cao vừa phải giúp duy trì thời gian tập, tập càng lâu sức bền càng tốt.
- Không nên nhảy dây khi quá đói hoặc quá no. Nhảy dây sau khi ăn khoảng 1 tiếng 30 phút. Không nên nhảy dây khi quá đói vì sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.
- Tập vừa sức và nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt.
- Sau khi nhảy dây xong nên thả lỏng người, đi bộ nhẹ.
- Không được ăn hay uống ngay sau khi tập.
- Mang giày mềm khi nhảy dây để tránh làm tổn thương đến các khớp ở bàn chân.
Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có đáp án cho câu hỏi, nhảy dây có tác dụng gì, cách nhảy dây đạt hiệu quả cao.