10 cách đường gây hại cho sức khỏe của chúng ta

Đường, nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể và cũng là loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe của chúng ta nếu sử dụng quá nhiều. Nhưng với hương vị ngọt ngào, chúng ta khó có thể từ chối nạp thêm chúng trong các bữa ăn hàng ngày.

Tác hại của đường

Vậy đường gây ra những tác hại gì cho cơ thể và gây ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu để có chế độ ăn uống hợp lý đảm bảo sức khỏe.

1. Đường làm cho lượng đường trong máu tăng giảm đột ngột

Đường làm cho lượng đường trong máu tăng giảm đột ngột

Ăn nhiều đường dẫn tới tình trạng lượng đường trong máu không ổn định khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, tâm trạng thay đổi thất thường, tạo cảm giác thèm đồ ngọt. Tình trạng này kéo dài khiến bạn dễ bị nghiện đường, luôn có cảm giác thèm ăn sau khi ăn vài giờ, mệt mỏi.

2. Đường can thiệp vào các chức năng miễn dịch

Đường can thiệp vào các chức năng miễn dịch

Đường là nguồn thức ăn của vi khuẩn và nấm. Khi chúng ta ăn nhiều đường tức là tạo ra môi trường thuận lợi để chúng sinh sôi và phát triển mạnh. Từ đó phá vỡ sự cân bằng trong cơ thể khiến chúng ta dễ bị nhiễm trùng và mắc nhiều bệnh tật hơn.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trên động vật đã cho kết quả rằng đường ức chế các phản ứng miễn dịch. Tuy chưa được nghiên cứu trên con người nhưng kết quả này cũng khiến chúng ta cần cảnh giác cao hơn với việc đưa loại thực phẩm này vào cơ thể.

3. Đường làm gia tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch

Đường làm gia tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch

Bạn càng ăn nhiều thực phẩm có chứa đường thì nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch của bạn càng tăng cao. Đây là kết quả được đưa ra sau nhiều cuộc nghiên cứu quy mô lớn trên những thực phẩm chỉ số GI cao (chỉ số thể hiện sự ảnh hưởng nhanh chóng đến lượng đường trong máu). Thậm chí các nghiên cứu còn chỉ ra được sự liên kết giữa các bữa ăn GI cao và nhiều loại hình của ung thư.

4. Chế độ ăn uống nhiều đường dễ gây thiếu hụt crom

Chế độ ăn uống nhiều đường dễ gây thiếu hụt crom

Một nghịch lý vòng lặp khiến con người không thể thoát khỏi sự mất cân bằng lượng đường trong máu.

Crom là vi chất cần thiết để dung nạp glucose. Nó phối hợp cùng insulin để giúp cho glucose dễ dàng vào trong tế bào.

Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều đường và các loại carbohydrate tinh chế khác mà bỏ quên các thực phẩm chứa nhiều crom, bạn có thể không nhận được đủ lượng vi chất quan trọng này.

Theo một nghiên cứu thì có tới 90% người Mỹ không bổ sung đủ lượng crom cho cơ thể.

5. Đường gây sâu răng

Đường gây sâu răng

Tác hại này của đường hẳn được nhiều người biết đến. Vậy đường gây sâu răng bằng cách nào?

Khi đường tiếp xúc với răng, nó tạo ra sự ăn mòn mạnh hơn với bất kể một loại thực phẩm nào khác. Nó không tốt cho sức khỏe răng miệng.

6. Đường khiến quá trình lão hóa xảy ra nhanh hơn

Đường khiến quá trình lão hóa tăng nhanh

Càng ăn nhiều đường, tốc độ lão hóa của cơ thể bạn càng được đây nhanh. Đường sau khi được cơ thể hấp thụ sẽ đi vào trong máu và tự gắn mình với protein tạo một phân tử mới, trong một chu trình gọi là "glycation".

Chính cấu trúc của phân tử mới được tạo ra này đã góp phần vào sự mất đàn hồi trong các mô lão hóa, từ làn da cho đến các cơ quan trong cơ thể và mạch máu khiến bạn "già" nhanh hơn.

7. Đường có thể gây bệnh về lợi, mà dẫn đến cả bệnh tim

Các nhà khoa học đã đưa ra được nhiều bằng chứng chứng minh rằng nhiễm trùng mãn tính, có thể kể đến vấn đề răng miệng, đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh động mạch vành. Theo họ, nhiễm trùng có thể liên kết rộng với những phản ứng viêm trên cơ thể.

8. Đường khiến căng thẳng tăng cao

Đường khiến căng thẳng tăng cao

Khi lượng đường trong máu thấp, các hooc-mon stress được tiết ra nhiều hơn tương tự như khi chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng vậy.

Ví dụ, sau khi chúng ta ăn đồ ngọt, lượng đường trong máu tăng mạnh nhưng rất nhanh sau đó nó sẽ tụt lại một cách nhanh chóng. Lúc này, cơ thể bắt đầu sản sinh các hooc-môn như andrenaline, enpinephrine và cortisol.

Các hooc-môn này làm là tăng lượng đường trong máu, cung cấp cho cơ thể một mức tăng năng lượng nhanh chóng. Nhưng các hooc-môn này cũng làm chúng ta cảm thấy lo lắng, cáu kỉnh và run rẩy.

9. Đường ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức ở trẻ

Đường ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức ở trẻ

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ em có những phản ứng với đồ uống có đường và chất tạo ngọt nhân tạo là như nhau. Nên họ chưa thể xác định được đường ảnh hưởng thế nào lên hành vi của trẻ nhỏ.

Đối với khả năng học tập của trẻ thì sao? Giữa những năm 1979 và 1983, 803 trường học công lập của thành phố New York đã giảm lượng đường, loại phẩm màu, hương liệu và chất bảo quản khỏi các suất ăn sáng và ăn trưa của học sinh. Sau một thời gian, kết quả của thực đơn mới khiến các trường không khỏi kinh ngạc, khả năng học tập của trẻ trong một bảng xếp hạng quốc gia đã tăng 15.7%. Đáng nói là sự cải thiện lớn nhất từng được ghi nhận ở học sinh chỉ là 1.7%.

10. Đường thế chỗ của các chất dinh dưỡng quan trọng

Khi chúng ta tiêu thụ một lượng lớn đường thì đồng thời sẽ giảm tiêu thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho cơ thể như vitamin A, vitamin C, folate. Vitamin B12, phốt pho, magie, canxi,và sắt.

Có một sự thực là những người tiêu thụ đường nhiều nhất lại chính là nhóm trẻ em và thanh thiếu niên, nhóm người cần những chất dinh dưỡng đó nhất để phát triển và hoàn thiện cơ thể.

Thứ Năm, 22/09/2016 14:28
31 👨 656
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình