Hướng dẫn sửa lỗi không tắt được máy tính, laptop Windows 10

Lỗi này chủ yếu xảy ra trên 1 số dòng máy của HP - vốn nổi tiếng là "nóng máy"

Hiện nay, Quản Trị Mạng nhận được khá nhiều câu hỏi về hệ điều hành mới của Microsoft - Windows 10, có liên quan đến hiện tượng máy tính không tắt được sau khi cài hệ điều hành này. Nghĩa là bạn đã chọn lệnh Shutdown, nhưng quạt chip vẫn quay, đèn nguồn (trên laptop và case) thì vẫn bật sáng, trên cả Windows 10 bản Technical Preview và bản chính thức.

Trong phần dưới của bài viết, Quản Trị Mạng sẽ hướng dẫn các bạn cách khắc phục vấn đề không tắt được máy tính trên Windows 10. Ngoại trừ cách thứ 2, bạn có thể dùng các cách còn lại để khắc phục lỗi không tắt được máy tính trên Windows 7, Windows 8/8.1.

1. Nguyên nhân gây ra lỗi máy tính không tắt được

Nguyên nhân gây ra lỗi này có thể là do:

  • Driver không chuẩn.
  • Có 1 hoặc nhiều Process, Service nào đó vẫn đang chạy ngầm, do đó dẫn đến hiện tượng màn hình thì tắt nhưng máy tính vẫn đang chạy.
  • Máy tính bị nhiễm Malware.

Bạn có thể tham khảo thêm: Những cách tắt máy tính trên Windows 10?

2. Hủy tính năng Fast Bootup để sửa lỗi không tắt máy tính trên Windows 10

Có thể Microsoft đã nhầm lẫn khi kích hoạt tính năng Fast Bootup trong Power Option, và đây vô tình lại là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng lỗi trên.

Để khắc phục lỗi không tắt máy tính trên Windows 10, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1:

Mở ứng dụng Settings bằng cách click biểu tượng Windows, sau đó tìm và click vào ứng dụng Settings.

Hoặc cách khác là nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở ứng dụng Settings.

ứng dụng Settings

Bước 2:

Trên cửa sổ Settings, click chọn System.

chọn System

Bước 3:

Trên cửa sổ System, nhìn sang khung bên trái tìm tùy chọn Power & sleep. Tiếp theo nhìn sang khung bên phải tìm và click chọn link Additional power settings.

click chọn link Additional power settings

Bước 4:

Lúc này trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ có tên Power Options. Tại đây bạn tìm và click chọn link Choose what the power buttons do ở khung bên trái như hình dưới đây.

 chọn link Choose what the power buttons do

Bước 5:

Tiếp theo tìm và click chọn link Change settings that are currently unavailable như hình dưới đây:

chọn link Change settings that are currently unavailable

Bước 6:

Lúc này tùy chọn Shutdown settings không còn màu xám nữa, bạn tiến hành bỏ tích mục Turns on fast startup (recommended) đi, sau đó click chọn Save changes để lưu lại thay đổi.

 bỏ tích mục Turns on fast startup (recommended)

Cuối cùng thử tắt máy tính Windows 10 của bạn xem lỗi đã đựơc khắc phục hay chưa.

3. Dùng Commang Prompt (Admin) để tắt máy tính

Bước 1:

Kích chuột phải vào biểu tượng Windows ở góc dưới cùng bên trái, sau đó click chọn Command Prompt (Admin) để mở Command Prompt.

 chọn Command Prompt (Admin)

Bước 2:

Trên cửa sổ Command Prompt, sao chép và dán dòng lệnh hẹn giờ tắt máy tính dưới đây vào rồi nhấn Enter:

shutdown /s /f /t 0

Nhập lệnh

Ngay lập tức laptop Windows 10 của bạn sẽ tự động tắt.

3. Tắt các tiến trình khiến máy tính không chịu tắt

Nếu đã áp dụng các giải pháp trên mà vẫn không thể khắc phục được lỗi, khi đó bạn có thể áp dụng một số giải pháp dưới đây để khắc phục lỗi:

- Mở Task Manager để kiểm tra xem có process hoặc services không mong muốn nào đang chạy hay không. Mở Task Manager bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc.

- Nguyên nhân không tắt được laptop, máy tính Windows 10 của bạn có thể là do bạn mới cài đặt driver hoặc phần mềm nào đó. Trường hợp này hãy thử gỡ bỏ cài đặt driver hoặc phần mềm đó đi và kiểm tra xem máy tính, laptop windows 10 của bạn đã tắt được hay chưa.

- Sử dụng phần mềm diệt virus để quét máy tính của bạn. Rất có thể nguyên nhân gây ra lỗi là do Malware.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm video hướng dẫn sửa lỗi chỉ tắt màn hình trên máy tính Windows 10 dưới đây:

Hoặc tham khảo thêm video hướng dẫn cách tạo nút Shutdown trên Windows 10:

Hy vọng những thao tác trên có thể giúp các bạn sửa được lỗi không tắt được máy tính Windows 10.

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Chúc các bạn thành công!

Thứ Sáu, 04/06/2021 16:43
3,251 👨 285.476
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Windows 10