Hồi sinh máy tính cũ với Linux

Bài này sẽ hướng dẫn các bạn cách phục hồi một máy tính cũ với hệ điều hành nguồn mở miễn phí download Linux và phần hướng dẫn cài đặt nhanh, hợp lý.

Bạn có thể làm được gì với một chiếc máy tính cũ? Chẳng hạn như dòng PC 386, chạy hệ điều hành Windows 98, chưa được vá lỗi hay sửa chữa, vốn để xó hàng năm nay với ổ cứng 20 GB hầu như đã trở thành “mái nhà” trú ngụ của virus, spyware và các chương trình không ăn khớp khác?

Quẳng nó vào thùng rác? Quyên tặng cho một trường học hay tổ chức xã hội nào đó? Hoặc sử dụng hệ điều hành Linux để mang lại sức sống mới, trả về đúng chức năng của một desktop với hoạt động của trình duyệt hay dịch vụ e-mail client?

Chiếc máy tính đầu tiên đem ra thử nghiệm vốn chỉ được dùng để lướt Web và chat. Nó chưa hề được nâng cấp bất cứ cái gì kể khi mua về (năm 1999). Nếu thử nghiệm thành công, PC này sẽ trở thành chiếc máy tính thứ hai phục vụ cho nhiều dự án khoa học và giúp ích những chủ nhân ham thích mày mò tìm hiểu, nghiên cứu thế giới mạng. Nếu kém may mắn, dù đã cố gắng phục hồi mà máy vẫn không hoạt động như ý muốn thì vị trí tốt nhất dành cho nó là…bãi rác (có khi chợ đồ cũ cũng được!!).

Bước đầu tiên bạn cần thực hiện là lựa chọn một phân phối Linux. Bạn có thể tham khảo trên trang Linux Distribution Chooser. Ở đó có tất cả các phân phối của hệ điều hành nguồn mở cho bạn lựa chọn. Đầu tiên, chúng ta sẽ lấy ví dụ với phân phối Ubuntu.

Ubuntu được đánh giá là phân phối Linux được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Có nhiều người đã cài đặt Ubuntu như sau:

  • Đầu tiên download chương trình cài đặt miễn phí có sẵn rất nhiều trên mạng Internet, sau đó ghi vào một đĩa CD (hoặc lưu trực tiếp vào máy).
  • Chuyển hết các file dữ liệu sang ổ không cài đặt, đề phòng trường hợp bị mất dữ liệu.
  • Cấu hình máy tính (dùng meunu BIOS ) để boot phân phối từ đĩa CD.
  • Thực hiện tiến trình boot.
  • Chọn liên kết “Install Ubuntu”.
  • Chờ một lúc.
  • Sau khoảng từ 10 đến 20 phút, màn hình đỏ nâu và con trỏ sặc sỡ xuất hiện.
  • Chương trình cài đặt dừng lại.
  • Thử một vài lần khác với một số tuỳ chọn cài đặt khác nhưng vẫn không thành công.

Vấn đề nằm ở chỗ bạn không thể biết được cái gì đang diễn ra “sau cánh gà”. Ubuntu cũng được xây dựng theo kiểu hệ điều hành thân thiện với người dùng như Mac OS X. Nó ẩn tất cả hoạt động khó hiểu bên trong của chương trình cài đặt sau giao diện đồ hoạ. Do đó, bạn không thể xác định chính xác lỗi xảy ra là gì và nằm ở chỗ nào.

Mặt khác, Ubuntu là “phân phối Linux hàng đầu cho mọi người”, trong khi cái chúng ta cần là cài đặt Linux trên máy tính “quá đát”.

Bạn có thể thử nghiệm với một phân phối khác, Debian, cũng là một trong những phân phối nổi tiếng nhất trong họ Linux. Nhưng Debian đòi hỏi một chút hiểu biết kỹ thuật. Cài đặt Debian như sau:

  • Download chương trình cài đặt miễn phí của Debian trên Internet, lưu trữ vào một thư mục trên máy tính hoặc ghi vào một đĩa CD.
  • Tìm hiểu và thu thập thông tin về máy tính (kích thước màn hình, kiểu chuột…) trên các phần hướng dẫn.
  • Boot hệ điều hành từ đĩa CD (hoặc trực tiếp từ thư mục đã lưu trữ trên máy).
  • Thực hiện: Đĩa CD chỉ có thành phần tối thiểu giúp bạn cài đặt được các các thư mục cục bộ và kết nối tới Internet. Sau đó, chương trình cài sẽ download một phần phần mềm có tên APT, hỗ trợ download tất cả các phần còn lại của hệ điều hành cùng với nhiều ứng dụng khác nhau. Trong quá trình cài đặt, bạn sẽ được đưa ra lựa chọn server có thể download APT. Nếu chọn ngẫu nhiên, dù bạn thử nhiều lần sẽ vấn không thực hiện được. Đó là vấn đề thuộc về kết nối mạng. Thay đổi một số thiết lập modem cáp, router và địa chỉ IP, vấn đề có thể được giải quyết. Sau khi mạng thực sự đi vào hoạt động, quay trở lại màn hình download APT và lựa chọn server ATP khác (có thể chọn ngẫu nhiên).
  • Khoảng một giờ sau (có thể lâu hơn), APT sẽ tập hợp tất cả các thành phần của hệ điều hành.
  • Sau khi thiết lập thêm một số tuỳ chọn cấu hình, quá trình cài đặt hoàn tất. Bạn có thể ghé thăm một số trang Web trên FireFox, chơi Tetris hay một số trò khác và đưa PC vào đúng vị trí của nó.

Không thể nói đây là công việc dễ dàng, mặc dù nhìn bề ngoài có vẻ rất đơn giản. Bạn cần lựa chọn đúng phân phối phù hợp, và tất nhiên sẽ mất thời gian thử nghiệm một số phân phối mới tìm ra được cái có thể cài đặt trên những chiếc máy cũ sắp bỏ đi. Bạn cũng cần mốt số kinh nghiệm xử lý lỗi, nhiều khi rất khó hiểu mà chẳng rõ nó là cái gì, nằm ở đâu và tại sao lại xuất hiện trong quá trình cài đặt. Nhưng may mắn là họ Linux đủ đa dạng và đủ phong phú cho bạn thực hiện tốt công việc của mình.

Có thể bạn chưa sẵn sàng chính thức chuyển sang dùng Linux, do sự phổ biến của phần mềm Windows tại gia đình, nơi làm việc và ở nhiều công ty lớn. Nhưng có một chiếc máy tính cũ để thử nghiệm, chắc chắn bạn sẽ khám phá được nhiều điều thú vị về hệ điều hành nguồn mở này.

Với các doanh nghiệp nhỏ vốn không dễ bỏ ra hàng nghìn đô la để nâng cấp phần cứng và phần mềm máy tính, chắc hẳn sẽ rất tuyệt vời khi áp dụng ý tưởng đem cuộc sống mới vào những chiếc PC cũ, dùng hệ điều hành miễn phí. Nó đủ nhanh và đủ an toàn cho các yêu cầu cơ bản.

Khi Internet đang hướng đến công nghệ Web 2.0, bạn sẽ không còn cần nhiều đặc quyền hay bỏ hầu bao mua bản quyền mới sử dụng được nhiều ứng dụng desktop trên hệ điều hành Windows.

Bạn có phải là một doanh nghiệp nhỏ sử dụng hệ điều hành Linux? Hãy xem chúng hoạt động ra sao và thú vị như thế nào!

Thứ Tư, 28/03/2007 10:27
51 👨 890
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp