Hoảng loạn vì chatbot tự trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ riêng? Đây là sự thật

Vào hôm thứ Hai, sự phấn khích của thế giới công nghệ lên tới cực điểm khi Facebook lên tiếng sẽ bỏ chatbot sau khi chúng tự mình tạo ra ngôn ngữ riêng.

Một số tờ báo đã gọi những chương trình này là “đáng sợ”. Một số nhà báo còn ám chỉ chính Facebook đã cạn kiệt ý tưởng trước khi một AI siêu thông minh nào đó “lên tiếng”. Tờ Sun của Anh yêu cầu được biết “Máy móc có đang chiếm quyền hay không?”. Kênh truyền hình ở Úc Seven News còn gọi đây là “tính trạng khẩn cấp với AI”. Và câu trả lời là: không.

Đây chỉ đơn thuần là hai chatbot trao đổi thông tin với nhau. Nhìn vào đoạn mã snippet trong “đoạn hội thoại” của chúng, khó có thể thấy chúng đang nói ngôn ngữ gì, chứ đừng nói là tự phát triển ngôn ngữ.

Đoạn hội thoại trao đổi thông tin của chatbot
Đoạn hội thoại trao đổi thông tin của chatbot

Báo chí bùng nổ và sợ hãi AI sau vụ việc này có thể bắt nguồn từ dự án của Facebook. Các nhà nghiên cứu của gã khổng lồ mạng xã hội này đã cố dạy hai chatbot sử dụng đoạn hội thoại để trò chuyện với nhau. Mục đích là dạy bot cách lên kế hoạch và giao tiếp hiệu quả hơn.

Khi chúng nói những điều vô nghĩa, không AI nào bị sập hay giết chết cả. Thay vào đó, ta tìm ra lỗi phần mềm và sửa lỗi đó để bot có thể trò chuyện giống con người hơn, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra kết quả nghiên cứu của họ.

Zachary Lipton, phó giáo sư về Machine Learning tại đại học Carnegie Mellon nói với tờ The Register rằng: “Công việc này rất thú vị. Nhưng đây là những mô hình tĩnh, giống như những gì Google dùng để chơi board game hay điện thoại của bạn dùng để dự đoán bạn sẽ viết từ gì. Chúng không hề có khả năng nhận thức cao hơn một bát mì hay một đôi giày”.

Chatbot thực sự có thể trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ mới?
Chatbot thực sự có thể trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ mới?

Bot có thể nói chuyện không phải hiện tượng mới hay kì bí. Các nhà nghiên cứu tại OpenAI phát hiện ra rằng chúng có thể nói chuyện thông qua một thứ như mã Morse khi buộc phải giao tiếp và làm việc cùng nhau.

Ryan Lowe, sinh viên PhD tại đại học McGill và nghiên cứu sinh tại OpenAI nói rằng đây là “hiện tượng rất bình thường” và “không có gì phải lo cả”.

“Bất kể khi nào có môi trường nhiều bot thì sẽ hiệu quả hơn khi chúng nói chuyện với nhau”, anh nói, “Nhiệm vụ của chúng rất giới hạn và ngôn ngữ chúng dùng phản ánh điều đó, nó rất đơn giản và chẳng bao giờ giống ngôn ngữ thực sự. Ngôn ngữ có hệ thống cú pháp, ngữ pháp nhất định. Nếu nó không được dạy rõ ràng thì những gì nó tạo ra không thể giống ngôn ngữ”.

Con kiến hóa con voi

Những tin đồn và thông tin phóng đại về AI xuất hiện rất nhiều. Việc đổi sang lĩnh vực AI và nói rằng sản phẩm của bạn sử dụng Machine Learning có thể mang lại rất nhiều tiền. Đây không chỉ là vấn đề của những nhà báo chuyên tìm tin giật gân, những ông lớn công nghệ cũng rất dị ứng và thường dùng những từ như “tưởng tượng”, “trực giác”, “lý lẽ” trong bài đăng trên blog của họ.

“Một số khác phải chịu trách nhiệm cho điều này là những phòng nghiên cứu của các công ty lớn, hăng hái thực hiện các dự án đột phá mà phần nhiều nhà khoa học cho rằng không thể trở thành hiện thực trong nhiều năm”, Lipton nói.

Facebook mới đăng tin tuyển vị trí biên tập viên AI để giúp “phát triển và thực hiện các chiến lược, chiến dịch tập trung vào cải tiến AI của họ”. Những công ty như Amazon, Microsoft, OpenAI, Google Brain và DeepMind đều đưa ra những bài viết vạch ra các bước phát triển mới nhất của AI.

“Những cây bút có thể thông minh và có ý tốt”, Lipton nói, “nhưng có một vấn đề ở đây. Những gì họ đang làm dù có cảm giác là báo chí nhưng không phải, nó không hề nỗ lực mang lại sự khách quan cũng như không có cái nhìn nghi ngờ, phân tích sâu sắc”.

Thứ Ba, 31/10/2017 14:06
51 👨 2.344
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Trí tuệ nhân tạo (AI)