DN viễn thông sở hữu chéo vượt mức sẽ bị phạt

Theo quy định, nếu doanh nghiệp sử hữu trên mức quy định đối với vốn điều lệ hoặc cổ phần trong hai hay nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh dịch vụ viễn thông sẽ bị phạt từ 70 – 100 triệu đồng.

DN viễn thông sở hữu chéo vượt mức sẽ bị phạt

Theo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông vừa được Chính phủ ban hành, nếu doanh nghiệp sở hữu trên mức quy định đối với vốn điều lệ hoặc cổ phần trong hai hay nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh dịch vụ viễn thông thuộc danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ TT&TT quy định sẽ bị phạt từ 70 – 100 triệu đồng. Mức phạt trên cũng sẽ được áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp viễn thông nắm cổ phần chi phối không đúng quy định đối với doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng do Nhà nước nắm cổ phần chi phối.

Nghị định này cũng quy định sẽ phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồng đối với hành vi không cơ cấu lại vốn sở hữu đối với doanh nghiệp viễn thông thuộc doanh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Giới phân tích cho rằng, Nghị định này trước mắt sẽ tác động mạnh đến VNPT bởi trước đó Nghị định 25 hướng dẫn Luật Viễn thông đưa ra quy định: Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ, thuộc danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ TT&TT quy định. Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục viễn thông, Bộ TT&TT cho biết, hiện nay, VNPT đã có một mạng di động là VinaPhone, đồng thời lại sở hữu thêm một mạng khác là MobiFone, cho nên cần phải có lộ trình thoái vốn xuống dưới 20% ở 1 trong 2 mạng di động này. Việc hạn chế sở hữu chéo 20% ở đây là áp dụng cho công ty mẹ VNPT; các công ty con VNPT hoàn toàn có quyền sở hữu cổ phần MobiFone - miễn đây là công ty hạch toán độc lập.

Trả lời phóng viên, ông Phạm Hồng Hải cho biết: "Tại điều cuối cùng của Nghị định 25 có quy định: Riêng đối với các tập đoàn nhà nước thì Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định thay đổi tổ chức như thế nào phù hợp với kinh tế Nhà nước. Ngay sau khi Nghị định này có hiệu lực, Bộ TT&TT sẽ có văn bản yêu cầu VNPT tự chủ động đề xuất lộ trình thoái vốn ở MobiFone hoặc VinaPhone. Trên cơ sở các phương án đề xuất của VNPT, Bộ TT&TT sẽ thẩm định trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình cho VNPT thực hiện. Tôi không thể biết cụ thể lộ trình là bao lâu, vì không thể quyết định ngay trong 1-2 tháng được, nhưng cũng không thể chấp nhận lộ trình này sẽ kéo dài dăm ba năm".

[#RelatedNews(162)#]

Thứ Sáu, 23/09/2011 10:25
31 👨 139
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp